spot_img
22.8 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếLộ diện top 10 thành phố đắt đỏ nhất Đông Nam Á,...

Lộ diện top 10 thành phố đắt đỏ nhất Đông Nam Á, Việt Nam có tới 2 đại diện

Việt Nam có đến 2 đại diện lọt vào bảng xếp hạng của Numbeo về top 10 thành phố có chi phí sinh hoạt cao nhất khu vực Đông Nam Á hiện tại.

Thủ đô Singapore của đất nước cùng tên là thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất ở khu vực Đông Nam Á (ASEAN) hiện nay, theo Chỉ số Chi phí sinh hoạt năm 2025 vừa được công bố bởi Numbeo.

Lộ diện top 10 thành phố đắt đỏ nhất Đông Nam Á, Việt Nam có tới 2 đại diện - ảnh 1
Dựa theo Chỉ số Chi phí sinh hoạt năm 2025 của Numbeo, Thủ đô Singapore của “Đảo quốc sư tử” là thành phố đắt đỏ nhất Đông Nam Á – Ảnh: The Scarlet Singapore

Được biết, Numbeo là cơ sở dữ liệu trực tuyến hàng đầu dựa trên đóng góp của cộng đồng, cung cấp thông tin về giá tiêu dùng, giá bất động sản và các chỉ số chất lượng cuộc sống tại các thành phố và quốc gia trên toàn thế giới. Trang web này nổi tiếng với lượng dữ liệu phong phú về chi phí sinh hoạt, bao gồm những so sánh giữa các thành phố và quốc gia khắp toàn cầu.

>> Tăng trưởng 153%, ô tô Trung Quốc đè bẹp Nhật Bản ở nền kinh tế số 1 Đông Nam Á

Theo đó, Singapore đứng đầu bảng về những thành phố Đông Nam Á có chi phí sinh hoạt của người dân đắt đỏ nhất với chỉ số 79,1, theo sau là bộ đôi thành phố của Thái Lan gồm Phuket (38,1) và Bangkok (37,1), đứng thứ tư là Thủ đô Phnom Penh (36,9) của Campuchia.

Các thành phố còn lại trong top 10 được Numbeo công bố bao gồm Manila (34,3), Pattaya (33,6), Kuala Lumpur (33,3), TP. Hồ Chí Minh (28,5), Jakarta (28,4) và Hà Nội (27,7). Như vậy, Việt Nam có đến hai đại diện lọt vào bảng xếp hạng của Numbeo với việc thành phố mang tên Bác đứng hạng 8 và Thủ đô Hà Nội xếp hạng 10.

Lộ diện top 10 thành phố đắt đỏ nhất Đông Nam Á, Việt Nam có tới 2 đại diện - ảnh 2
Hà Nội đứng dưới TP. Hồ Chí Minh 2 bậc trong bảng xếp hạng top 10 thành phố đắt đỏ nhất khu vực ASEAN năm nay – Ảnh: Tạp chí Tài chính

Từ mức 79,1 của Singapore đến 27,7 của Hà Nội cho thấy khoảng cách chi phí sinh hoạt của người dân trong khu vực ASEAN khá lớn và theo Numbeo, sự chênh lệch này chủ yếu đến từ chi phí nhà ở.

Chỉ số tiền thuê nhà ở Phnom Penh hiện ở mức 11,6, chỉ số hàng tạp hóa là 43,9, chỉ số giá nhà hàng là 27,1 và chỉ số sức mua địa phương là 26,6.

“Một căn hộ một phòng ngủ ở trung tâm thành phố có giá thuê trung bình khoảng 400 USD/tháng, trong khi một bữa ăn có giá khoảng 3 USD. Đầu tư nước ngoài ổn định và lượng khách du lịch ngày càng tăng đang đẩy giá cả lên nhanh chóng. Thủ đô của Campuchia đang phát triển cả về việc làm mới lẫn cơ sở hạ tầng, nhưng khả năng chi trả đang bị bóp nghẹt”.

>> Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đón tin vui sau chuỗi ngày ảm đạm

Lộ diện top 10 thành phố đắt đỏ nhất Đông Nam Á, Việt Nam có tới 2 đại diện - ảnh 3
Một góc nhìn từ trên không ở Phnom Penh (Campuchia) – Ảnh: KT/Chor Sokunthea

Theo Chỉ số Chi phí sinh hoạt của Mercer năm ngoái, Phnom Penh từng đứng thứ 2 Đông Nam Á, chỉ xếp sau Singapore và vượt qua nhiều thành phố khác như Bangkok (Thái Lan), Jakarta (Indonesia) và Kuala Lumpur (Malaysia).

Trước đó, nhật báo Khmer Times từng đưa tin về hoàn cảnh khó khăn của người lao động thu nhập thấp, chủ yếu làm việc trong ngành may mặc và xây dựng của Campuchia khi họ vật lộn với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.

Trao đổi với Khmer Times, ông Seun Sam, chuyên gia phân tích chính sách tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC) cho rằng chi phí sinh hoạt cao tại Phnom Penh phần lớn đến từ hàng hóa nhập khẩu.

“Campuchia nhập khẩu phần lớn hàng tiêu dùng từ nước ngoài và dĩ nhiên là có nhiều loại thuế áp lên hàng ngoại, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (VAT) và các loại thuế đặc biệt khác”.

“Tôi đã từng đi đến các quốc gia ASEAN, châu Á, Liên minh châu Âu và cả Hoa Kỳ nên tôi hiểu rõ xu hướng này. Nếu bạn đến Thái Lan, Malaysia hay Singapore, bạn sẽ thấy giá hàng hóa gần như tương đương với Campuchia, nhưng thu nhập của người dân ở các nước đó thì cao hơn rất nhiều”.

Ông Seun cũng nêu bật khoảng cách thu nhập giữa hai khu vực thành thị và nông thôn tại Campuchia – nước láng giềng với Việt Nam: “Tiền lương ở các tỉnh thấp hơn rất nhiều. Không thể nào so sánh với thu nhập ở Phnom Penh. Một người lao động ở tỉnh làm cả ngày cũng không đủ tiền mua 2 ly cà phê Starbucks ở thủ đô”.

Tuy nhiên, ông Seun cho biết quá trình đô thị hóa cũng giúp ổn định thu nhập cho nhiều người dân.

“Người lao động ở thành thị có thu nhập đều đặn, trong khi người lao động ở nông thôn – chủ yếu trong các ngành phi chính thức thì không có được điều đó. Dù vậy, mức chi tiêu cho các sự kiện như đám cưới, sinh hoạt gia đình hay xã hội vẫn tương đương ở cả hai nhóm”.

Ông Tom Goh, chuyên gia kinh tế chia sẻ với tờ Khmer Times rằng chi phí sinh hoạt tăng cao là mặt trái của sự phát triển kinh tế bền vững. “Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tốc độ tăng lương ở các nền kinh tế đang phát triển không tỷ lệ thuận với mức tăng chi phí sinh hoạt.

“Chính phủ cùng với các tổ chức phát triển cần thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo chi phí sinh hoạt – đặc biệt là tại Phnom Penh. Điều này vẫn nằm trong tầm kiểm soát đối với người lao động thu nhập thấp và tầng lớp trung lưu”.

“Chúng ta phải chấp nhận rằng chi phí sinh hoạt sẽ tăng theo từng năm. Nhưng điều đáng lo ngại là khi mức tăng đó vượt ngoài kiểm soát, do sự bùng nổ đột ngột của ngành du lịch, đầu tư bất động sản hoặc các lĩnh vực phát triển khác mà lợi ích từ đó không lan tỏa đến các nhóm thu nhập thấp sẽ khiến tình trạng nghèo đô thị thêm trầm trọng”.

Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia (CICP), một tổ chức tư vấn chính sách tại Phnom Penh trực thuộc Chính phủ Hoàng gia Campuchia cũng nhận định rằng số lượng người nghèo tại các đô thị ngày càng tăng cùng với việc thiếu hệ thống an sinh xã hội là những thách thức lớn đối với quá trình phát triển đô thị của Campuchia.

Theo Khmertimeskh.com

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật