spot_img
24 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếLoạt ông lớn phương Tây ‘mất ngôi vương’ vào tay các đối...

Loạt ông lớn phương Tây ‘mất ngôi vương’ vào tay các đối thủ Trung Quốc giá rẻ ở thị trường tỷ dân

Người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng thắt chặt chi tiêu, khiến lợi nhuận của nhiều thương hiệu toàn cầu tiếp tục trì trệ, trong khi các đối thủ nội địa lại tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong khi L’Oréal SA vừa công bố kết quả kinh doanh quý kém khả quan, với thị trường Trung Quốc được chỉ ra là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến lợi nhuận, thì Proya Cosmetics Co., có trụ sở tại Hàng Châu, lại ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 21% về doanh thu và lợi nhuận ròng trong quý 3.

Loạt ông lớn phương Tây ‘mất ngôi vương’ vào tay các đối thủ Trung Quốc giá rẻ ở thị trường tỷ dân - ảnh 1

sự suy giảm của các thương hiệu tại Trung Quốc phản ánh nhu cầu tiêu dùng đang gặp khó khăn

Kết quả này cho thấy các sản phẩm có giá cả hợp lý và chiến lược tiếp thị tập trung vào trực tuyến của Proya đang hoạt động hiệu quả trong một thị trường mà thương hiệu cao cấp đang chật vật với doanh số giảm sút. Điển hình như L’Oréal ghi nhận mức sụt giảm 6,5% tại khu vực Bắc Á, với CEO Nicolas Hieronimus nhận định nguyên nhân chính đến từ tâm lý tiêu dùng tiêu cực.

Sự sụt giảm không chỉ giới hạn trong ngành mỹ phẩm. Gã khổng lồ hàng hiệu LVMH cũng báo cáo quý kinh doanh kém khả quan nhất kể từ đại dịch, trong khi Starbucks đang mất dần thị phần vào tay các đối thủ nội địa như Luckin Coffee và Cotti Coffee, nơi một cốc Americano chỉ có giá 1,4 USD.

Ngay cả các thương hiệu quen thuộc như Nike và Uniqlo cũng không ngoại lệ khi người tiêu dùng chuyển hướng sang các lựa chọn giá rẻ hơn, thường được gọi là “pingti”.

Chuyên gia phân tích tiêu dùng Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, Ernan Cui, nhận định: “Các thương hiệu nội địa đang chiếm ưu thế. Người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với giá cả và tìm kiếm giá trị hơn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Theo ước tính của Bloomberg, Miniso Group Holding Ltd., một trong những hãng bán lẻ giá rẻ lớn nhất Trung Quốc, dự kiến sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hai chữ số trong quý tới. Đồng thời, Luckin, một thương hiệu cà phê nổi tiếng, cũng được dự báo sẽ giữ vững đà tăng trưởng doanh thu ở mức trên 30% trong quý III. Sự thành công của các thương hiệu này cho thấy sức hấp dẫn của các sản phẩm nội địa đối với người tiêu dùng Trung Quốc.

Doanh số bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc của Alibaba Theo dữ liệu từ Hangzhou Zhiyi Tech, doanh số các thương hiệu mỹ phẩm quốc tế lớn như L’Oréal, Estee Lauder, SK-II và Shiseido trên các sàn thương mại điện tử của Alibaba đã sụt giảm 35-50% trong 12 tháng tính đến tháng 9. Ngược lại, các thương hiệu nội địa như Proya, Kans và Comfy của Giant Biogene lại tăng trưởng trên 20% trong cùng kỳ.

Citigroup đánh giá sự suy giảm của L’Oreal tại Trung Quốc phản ánh nhu cầu tiêu dùng đang gặp khó khăn, đặc biệt trong mùa thấp điểm, cùng với áp lực cạnh tranh mạnh từ các thương hiệu nội địa. Phân khúc mỹ phẩm cao cấp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Báo cáo cũng cho thấy ngành hàng xa xỉ chưa có dấu hiệu phục hồi trong dịp Tuần lễ Vàng đầu tháng 10, dù Trung Quốc đã triển khai nhiều chính sách kích cầu gần đây.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật