spot_img
13 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếNgân hàng Trung ương trở thành chủ nợ số 1, nền kinh...

Ngân hàng Trung ương trở thành chủ nợ số 1, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đối mặt nguy cơ ‘Nhật hóa’?

Khi các thị trường đang cảnh giác với những rủi ro tài chính tại nhiều quốc gia, đây không phải lúc để nới lỏng kỷ luật tài khóa.

Indonesia đang đối mặt với nguy cơ bị gắn mác “Nhật hóa”, tuy nhiên không phải vì những vấn đề tương tự như Nhật Bản như giảm phát, tăng trưởng trì trệ hay khó khăn về dân số, mà xuất phát từ thị trường trái phiếu.

Ngân hàng Trung ương Indonesia đã có những can thiệp “khá táo bạo”, theo lời các quan chức hàng đầu, để ngăn chặn sự suy giảm của đồng rupiah.

z6223212930773_abd11e20868a3c7b9a0d6cf205b1d548.jpg
Ông Prabowo Subianto tỏ ra hoài nghi về sự kiềm chế

Những hành động này đã giúp làm dịu sự mất giá của đồng tiền, nhưng đã khiến lượng trái phiếu chính phủ mà NHTW nắm giữ tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 25% tổng số và có thể đạt 30% theo nhận định của các nhà phân tích tại Jakarta.

Hiện NHTW Indonesia đã trở thành chủ sở hữu trái phiếu lớn nhất, vượt qua cả các ngân hàng nội địa và nhà đầu tư nước ngoài.

Tỷ lệ này tương đương với mức mà Ngân hàng Nhật Bản nắm giữ trong những năm đầu nhiệm kỳ của Haruhiko Kuroda, người đã nhanh chóng mở rộng quy mô mua trái phiếu để giảm lãi suất dài hạn và đối phó với cái gọi là “tâm lý giảm phát”. Tỷ lệ nắm giữ của BOJ sau đó tăng lên hơn 50%.

Tuy nhiên, khác với Nhật Bản, Indonesia không phải đối mặt với giảm phát mà là sự tăng giá mạnh của đồng USD, một áp lực đang gây xáo trộn toàn cầu, như những gì vừa xảy ra ở London tuần trước. Thêm vào đó, nhà đầu tư giảm quan tâm đến thị trường mới nổi và lo ngại về tham vọng tài chính của Tổng thống Prabowo Subianto càng làm tăng thêm sự bất ổn.

Ngay từ đầu năm, thị trường đã phản ứng nhạy cảm với các tin tức tiêu cực.

Ngày 31/12, Tổng thống Prabowo gây sốc khi can thiệp vào phút chót để giảm nhẹ kế hoạch tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) đã được dự kiến từ lâu, chỉ áp dụng cho hàng xa xỉ như du thuyền và máy bay riêng. Điều này cho thấy sự thiếu quyết đoán trong Chính phủ về cách tiếp cận vấn đề chi tiêu và thu nhập.

Indonesia đã duy trì kỷ luật tài chính chặt chẽ, với quy định thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP, và mức thâm hụt năm 2024 nằm trong giới hạn này.

Tuy nhiên, Tổng thống Prabowo tỏ ra hoài nghi về chính sách thắt chặt này và mong muốn tận dụng nguồn lực tài chính để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế lên cao hơn mức 5% hiện tại, với tham vọng dẫn đầu thế giới.

Kể từ sau cuộc bầu cử tháng 2, dù các cố vấn và quan chức cấp cao đã cố gắng xoa dịu, ông vẫn bày tỏ sự không hài lòng với những ràng buộc hiện có. Việc ông chính thức nắm quyền trong bối cảnh thị trường đang theo dõi sát sao các quốc gia có chi tiêu lớn khiến đây không phải thời điểm thích hợp để phá vỡ các nguyên tắc tài khóa.

z6223212910925_1194f8ab78c03aac9f5bcca627026991.jpg
Cổ phần của Ngân hàng Indonesia đã tăng đáng kể

Về lâu dài, một số lo ngại cũng xuất hiện với các động thái của Ngân hàng Trung ương, khi họ tham gia mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp, không chỉ để can thiệp thị trường ngoại hối mà còn thực hiện cam kết mua trái phiếu chính phủ trong chính sách tiền tệ.

Mặc dù đây là hoạt động khá phổ biến của các NHTW trong quản lý tài chính, nhưng động thái của Indonesia có dấu hiệu của việc “tiền tệ hóa nợ công”. Ngân hàng có thể gọi đây là nới lỏng định lượng (QE).

Ở khía cạnh hẹp, việc mở rộng bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Trung ương Indonesia có điểm tương đồng với cách Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Anh, và Ngân hàng Trung ương châu Âu đã làm trong đại dịch. Tuy nhiên, lãi suất chuẩn ở Indonesia chưa tiệm cận mức 0 và nền kinh tế không bị đình trệ như các quốc gia kể trên.

Nhật Bản đã thể hiện khả năng phục hồi đáng kể trong những năm khó khăn. Hiện tại, kinh tế Nhật đang hoạt động khá tốt, giảm phát dường như đã bị đánh bại, và lãi suất đang tăng, dù rất chậm. Đáng tiếc là thuật ngữ “Nhật Bản hóa” lại mang ý nghĩa tiêu cực, ám chỉ tình trạng trì trệ.

Thuật ngữ này giờ lại được dùng để mô tả Trung Quốc, một nền kinh tế từng được xem là hàng đầu thế giới nhưng nay rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm, lạm phát thấp, và dân số giảm sút.

Indonesia không giống Trung Quốc. Tuy nhiên, những so sánh này có thể chỉ ra các thách thức chung. Trong chính sách tài khóa, năm 2025 có thể là năm đầy rủi ro của Prabowo.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật