spot_img
28.3 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếNhật Bản muốn tái chế 14 triệu m3 đất nhiễm xạ từ...

Nhật Bản muốn tái chế 14 triệu m3 đất nhiễm xạ từ Fukushima

Sau thảm họa hạt nhân năm 2011, Nhật Bản thu gom hàng triệu mét khối đất nhiễm xạ tại Fukushima. Gần 15 năm trôi qua, chính phủ vẫn loay hoay tìm lời giải cho bài toán xử lý số đất này mà không gây lo ngại cho công chúng.

Sau thảm họa hạt nhân năm 2011, chính quyền Nhật Bản đã tiến hành loại bỏ lớp đất bề mặt bị nhiễm xạ trên một diện rộng tại khu vực Fukushima, phía Bắc đất nước. Giờ đây, khi các nông dân trẻ đang nỗ lực hồi sinh vùng đất từng nổi tiếng với các loại trái cây ngon, chính phủ đang đối mặt với câu hỏi khó: phải làm gì với khối lượng đất bị loại bỏ – đủ để lấp đầy hơn 10 sân bóng chày.

Vì sao đất bị loại bỏ?

Ngày 11/3/2011, trận động đất mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản đã gây ra một cơn sóng thần lớn, làm hư hại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 và dẫn đến sự cố tan chảy nhiên liệu nghiêm trọng.

Trong nỗ lực khử nhiễm quy mô lớn, chính quyền đã thu gom lớp đất mặt bị nhiễm xạ và dùng vòi nước áp suất cao để rửa sạch nhà cửa, đường sá. Dù phần lớn khu vực Fukushima sau này đã được tuyên bố an toàn, nhiều người dân vẫn do dự quay trở lại sinh sống vì lo ngại về phơi nhiễm phóng xạ

Tuy nhiên, vùng đất này cũng đang chào đón những cư dân mới như anh Takuya Haraguchi, 25 tuổi, một nông dân trồng kiwi. “Tôi muốn mọi người quan tâm và hiểu rõ hơn về cuộc sống hiện tại ở Fukushima”, anh chia sẻ.

Đất đang được lưu trữ ở đâu?

Khoảng 14 triệu mét khối đất nhiễm xạ hiện đang được lưu giữ tại các cơ sở lưu trữ tạm thời gần nhà máy Fukushima số 1. Chính phủ đã cam kết với người dân địa phương rằng đất sẽ được chuyển đến nơi lưu trữ vĩnh viễn tại khu vực khác của Nhật Bản trước năm 2045.

Tạm thời, các đống đất lớn này được bảo vệ trong khu vực canh gác, phủ lớp đất sạch và màng ngăn nhân tạo để ngăn rò rỉ ra môi trường.

Nhật Bản định làm gì với số đất này?

Chính phủ muốn tái sử dụng số đất trên trong các công trình hạ tầng như nền đường và đê đường sắt. Kế hoạch này dự kiến thực hiện ngoài Fukushima nhằm tránh gây thêm gánh nặng cho khu vực từng cung cấp điện không chỉ cho người dân địa phương mà còn cho thủ đô Tokyo và các khu vực phụ cận.

fuku.jpg
Công nhân đổ lớp đất mặt sạch lên một ruộng lúa – một phần trong dự án thí điểm của chính phủ nhằm bổ sung đất mới vào lớp đất đã được tái chế và loại bỏ từ các khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa hạt nhân năm 2011, tại làng Iitate, tỉnh Fukushima, vào tháng Tư. (Ảnh: The Japan Times)

Tuy nhiên, hiện vẫn rất ít địa phương khác chấp nhận tiếp nhận đất này. Một số quan chức địa phương cho rằng, trên thực tế, một phần đất có thể sẽ phải tiếp tục được lưu giữ tại Fukushima.

Văn phòng Thủ tướng gần đây tuyên bố sẽ “tái chế tượng trưng” một phần đất để chứng minh mức độ an toàn, và theo báo chí, đất sẽ được sử dụng trong các bồn hoa.

Đất có an toàn không?

Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, khoảng 75% lượng đất lưu giữ hiện có mức độ phóng xạ tương đương hoặc thấp hơn một lần chụp X-quang/năm đối với người tiếp xúc trực tiếp.

Ông Akira Asakawa – cán bộ phụ trách dự án đất Fukushima của Bộ Môi trường – cho biết các lớp vật liệu như nhựa đường, đất trồng cây hoặc các vật liệu phủ khác có thể được sử dụng để phong kín phóng xạ.

Trong một thử nghiệm, chính phủ đã xây dựng đường và cánh đồng tại Fukushima bằng cách sử dụng đất nhiễm xạ làm lớp nền. Kết quả đo đạc không ghi nhận mức phóng xạ vượt chuẩn, cũng như không có hiện tượng rò rỉ ra khu vực xung quanh.

Có vướng phải phản đối không?

Có. Năm 2022, cộng đồng dân cư phản đối mạnh mẽ kế hoạch của chính phủ đưa đất từ Fukushima đến một công viên nổi tiếng ở Tokyo và một số khu vực lân cận thủ đô.

Kế hoạch này sau đó đã bị đình lại, và cho đến nay, chính quyền vẫn chưa tìm được địa điểm thay thế, dù dư luận cả nước bày tỏ sự cảm thông với người dân Fukushima.

Bộ Môi trường cho biết sẽ đẩy mạnh việc giải thích và truyền thông về độ an toàn của kế hoạch này từ năm nay.

Theo The Japan Times

>> Nhật Bản ứng dụng công nghệ robot tiên tiến để loại bỏ mảnh vỡ phóng xạ trong lò phản ứng hạt nhân Fukushima

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật