spot_img
33.3 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếÔng Trump: Đã ký thư áp thuế với 12 quốc gia, sẽ...

Ông Trump: Đã ký thư áp thuế với 12 quốc gia, sẽ gửi đi vào thứ Hai!

Các bức thư gửi tới 12 quốc gia nêu rõ các mức thuế quan khác nhau mà các nước này sẽ phải đối mặt đối với hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ. Những bức thư mang tính chất “chấp nhận hay từ chối” này sẽ được gửi đi vào thứ Hai tới.

Phát biểu với báo giới trên chuyên cơ Air Force One khi đang trên đường tới New Jersey, ông Trump từ chối tiết lộ danh sách các quốc gia liên quan, nói rằng thông tin này sẽ được công bố vào thứ Hai.

Trước đó hôm thứ Năm, ông Trump từng nói với báo giới rằng lô thư đầu tiên dự kiến sẽ được gửi đi vào thứ Sáu – vốn là ngày nghỉ lễ quốc gia ở Mỹ – nhưng thời điểm đã được dời lại.

12.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump ra hiệu khi phát biểu từ ban công vào ngày ông dự kiến sẽ ký ban hành một dự luật chi tiêu và thuế lớn có tên là “Đạo luật To và Đẹp” tại Nhà Trắng ở Washington, D.C., Hoa Kỳ, ngày 4/7/2025. (Ảnh: CNBC)

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại toàn cầu đang làm chao đảo thị trường tài chính và buộc các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới phải tìm cách bảo vệ nền kinh tế của mình, ông Trump hồi tháng Tư đã công bố mức thuế cơ bản là 10% và bổ sung thêm các mức cao hơn cho phần lớn quốc gia, có thể lên tới 50%.

Tuy nhiên, ngoại trừ mức cơ bản 10%, các mức thuế bổ sung sau đó đã bị hoãn lại trong vòng 90 ngày để các bên có thêm thời gian đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận.

Thời hạn 90 ngày này kết thúc vào ngày 9 tháng Bảy, song vào sáng thứ Sáu, ông Trump tuyên bố rằng các mức thuế có thể còn cao hơn nữa – có thể lên tới 70% – và phần lớn sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8.

“Khi được hỏi về kế hoạch áp thuế, tôi đã ký một số bức thư và chúng sẽ được gửi đi vào thứ Hai, có lẽ là mười hai bức thư”, ông Trump nói. “Mỗi nước sẽ đối mặt với những mức thuế và số tiền khác nhau”.

Ban đầu, ông Trump và các cố vấn hàng đầu tuyên bố sẽ khởi động đàm phán với hàng loạt quốc gia về mức thuế, nhưng Tổng thống Mỹ đã dần mất kiên nhẫn với quá trình này sau nhiều lần thất bại trong việc đạt được tiến triển với các đối tác thương mại lớn như Nhật Bản và Liên minh châu Âu.

Vào cuối ngày thứ Sáu, ông Trump đề cập ngắn gọn tới điều đó khi nói với báo giới: “Gửi thư vẫn hơn… dễ hơn nhiều”.

Ông không bình luận về dự đoán trước đó rằng một số thỏa thuận thương mại toàn diện có thể đạt được trước thời hạn ngày 9 tháng Bảy.

Việc Nhà Trắng thay đổi chiến lược phản ánh những khó khăn trong việc hoàn tất các thỏa thuận thương mại – không chỉ liên quan đến thuế mà còn liên quan đến các rào cản phi thuế, như lệnh cấm nhập khẩu nông sản – đặc biệt khi bị giới hạn trong một khung thời gian gấp rút.

Trong quá khứ, phần lớn các hiệp định thương mại đều mất nhiều năm đàm phán mới có thể hoàn tất.

Tính đến thời điểm hiện tại, các hiệp định thương mại duy nhất được ký kết là với Anh – đạt được thỏa thuận vào tháng Năm để duy trì mức thuế 10% và giành được ưu đãi cho một số ngành như ô tô và động cơ máy bay. Thỏa thuận thứ hai là với Việt Nam, trong đó Mỹ sẽ giảm đáng kể thuế đối ứng cho nước ta.

Trong khi đó, một thỏa thuận dự kiến với Ấn Độ vẫn chưa thành hiện thực, và các nhà ngoại giao EU hôm thứ Sáu cho biết họ đã không đạt được đột phá nào trong đàm phán thương mại với chính quyền Trump và có thể sẽ tìm cách duy trì nguyên trạng để tránh bị tăng thuế.

Theo CNBC

>> Kinh tế toàn cầu ‘lung lay’: Hàng tồn, đơn tắc, doanh nghiệp khốn đốn vì thuế quan

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật