spot_img
26 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếVị thế thống trị của đồng USD 'vững như bàn thạch', BRICS...

Vị thế thống trị của đồng USD ‘vững như bàn thạch’, BRICS khó có thể ‘phi USD hóa’ thành công?

Một báo cáo mới đây khẳng định vai trò của đồng USD như đồng tiền dự trữ chính của thế giới vẫn vững chắc trong ngắn hạn và trung hạn.

Một nghiên cứu mới của Trung tâm Địa kinh tế thuộc Hội đồng Đại Tây Dương cho thấy USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Nghiên cứu chỉ ra rằng cả đồng euro và các nước thuộc nhóm BRICS đều chưa thể giảm được sự phụ thuộc của thế giới vào đồng bạc xanh.

Theo nghiên cứu, đồng USD vẫn giữ vị trí thống trị trong dự trữ ngoại hối, thanh toán thương mại và các giao dịch tiền tệ trên toàn cầu. Báo cáo khẳng định vai trò của đồng USD như đồng tiền dự trữ chính của thế giới vẫn vững chắc trong ngắn hạn và trung hạn.

Sự thống trị của đồng USD đã được củng cố gần đây nhờ nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ, chính sách tiền tệ thắt chặt và rủi ro địa chính trị gia tăng. Bất chấp sự phân mảnh kinh tế đã thúc đẩy các nước BRICS chuyển sang các loại tiền tệ dự trữ khác.

Báo cáo của Hội đồng Đại Tây Dương cho biết các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga do nhóm G7 áp đặt sau khi Moscow xâm chiếm Ukraine đã thúc đẩy nỗ lực của các nước BRICS nhằm phát triển một liên minh tiền tệ. Tuy nhiên, nhóm này vẫn chưa đạt được tiến triển đáng kể trong các nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD.

Vị thế thống trị của đồng USD 'vững như bàn thạch', BRICS khó có thể 'phi USD hóa' thành công?
Ảnh minh họa. Ảnh: Reuters

BRICS là một tổ chức liên Chính phủ bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Báo cáo cho biết hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) của Trung Quốc đã bổ sung thêm 62 thành viên trực tiếp trong 12 tháng tính đến tháng 5/2024, tăng 78%, nâng tổng số lên 142 thành viên trực tiếp và 1.394 thành viên gián tiếp.

Các cuộc đàm phán xung quanh hệ thống thanh toán nội bộ khối BRICS vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên, các thỏa thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia thành viên có thể đặt nền móng cho một nền tảng trao đổi tiền tệ trong tương lai. Dù vậy, những thỏa thuận này không dễ dàng mở rộng quy mô vì chúng đang được đàm phán riêng lẻ.

Báo cáo cũng lưu ý rằng Trung Quốc đã tích cực hỗ trợ thanh khoản cho đồng nhân dân tệ thông qua thỏa thuận trao đổi tiền tệ với các đối tác thương mại. Tuy nhiên, tỷ trọng đồng nhân dân tệ trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm xuống 2,3% từ mức đỉnh 2,8% vào năm 2022.

“Điều này có thể là do các nhà quản lý dự trữ lo ngại về tình hình kinh tế của Trung Quốc, lập trường của Bắc Kinh về cuộc chiến tranh Nga-Ukraine và khả năng Trung Quốc tấn công đảo Đài Loan, dẫn đến việc đồng nhân dân tệ được coi là một đồng tiền dự trữ có rủi ro về địa chính trị”, báo cáo nhận định.

Báo cáo cho biết thêm, đồng euro – từng được coi là đối thủ cạnh tranh với đồng USD – cũng đang suy yếu vai trò là đồng tiền thay thế, khi những người muốn giảm thiểu rủi ro sẽ chuyển sang vàng.

Đồng thời, báo cáo nêu rõ các lệnh trừng phạt đối với Nga đã khiến các nhà quản lý dự trữ nhận thức rằng đồng euro cũng phải đối mặt với những rủi ro địa chính trị tương tự như đồng USD.

Bên cạnh đó, những lo ngại về sự ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố tài khóa và việc thiếu một liên minh thị trường vốn châu Âu cũng làm tổn hại đến vai trò quốc tế của đồng euro.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây