spot_img
27 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếVừa ký ‘thỏa thuận lịch sử’, Mỹ - Nhật hé lộ siêu...

Vừa ký ‘thỏa thuận lịch sử’, Mỹ – Nhật hé lộ siêu dự án 44 tỷ USD chấn động ngành khí đốt toàn cầu

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ và Nhật Bản đang tiến gần đến một thỏa thuận cùng hợp tác xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ bang Alaska — động thái có thể “hồi sinh” một dự án lớn đã bị trì hoãn suốt nhiều thập kỷ.

“Nhật Bản đang thành lập liên doanh với chúng ta tại Alaska để xuất khẩu LNG”, ông Trump nói với các nhà lập pháp tại Washington. “Họ đã sẵn sàng ký kết thỏa thuận đó”. Tuy nhiên, ông không cung cấp thêm chi tiết, và hiện chưa rõ liệu đây là một thỏa thuận mang tính biểu tượng hay đã có tính ràng buộc chính thức.

Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi ông Trump công bố rằng Mỹ và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận thương mại, trong đó Tokyo cam kết thực hiện các khoản đầu tư lên tới 550 tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ.

Vừa ký ‘thỏa thuận lịch sử’, Mỹ - Nhật hé lộ siêu dự án 44 tỷ USD chấn động ngành khí đốt toàn cầu - ảnh 1
Ông Trump cho biết Nhật – Mỹ sẽ thành lập liên doanh khai thác khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Alaska

Một trong những dự án có thể hưởng lợi từ thỏa thuận này là Alaska LNG — dự án xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng trị giá 44 tỷ USD, vốn đã được đề xuất từ nhiều thập kỷ trước dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chưa bao giờ đạt được các hợp đồng dài hạn ràng buộc hay cam kết tài chính vững chắc.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba hồi tháng 4 từng tuyên bố rằng dự án này nên được đưa vào gói hợp tác thương mại với Mỹ.

Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ tiết lộ rằng, sự hỗ trợ cho dự án Alaska LNG có thể đến từ quỹ đầu tư trị giá 550 tỷ USD do Nhật Bản hậu thuẫn, nhằm tài trợ cho các dự án tại Mỹ. Theo kế hoạch sơ bộ, phần lớn lợi nhuận — tới 90% — sẽ chảy về phía Mỹ thông qua các cơ chế đầu tư cụ thể. Tuy nhiên, chi tiết về thỏa thuận vẫn đang được đàm phán và chưa chính thức công bố.

Dù vậy, việc đạt được thỏa thuận hợp tác với Nhật Bản vẫn chưa đảm bảo cho sự thành công của dự án Alaska LNG, do dự án này vẫn thiếu các hợp đồng bán hàng cụ thể — yếu tố sống còn để có thể tiến hành xây dựng.

Không giống như các cơ sở LNG quy mô vừa ở vùng Vịnh Mexico, Alaska LNG là một dự án khổng lồ, đòi hỏi phải xây dựng đường ống dài tới 800 dặm (tương đương 1.287 km) xuyên qua bang Alaska để dẫn khí từ vùng sản xuất tới các cảng xuất khẩu.

Chính quyền Trump đã nhiều lần vận động các đồng minh châu Á đầu tư vào dự án này. Trong chuyến thăm Alaska hồi tháng 6, các quan chức Mỹ đã thúc đẩy vấn đề với đại diện từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhật Bản hiện là quốc gia nhập khẩu LNG lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Phát ngôn viên Nhà Trắng không phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận. Đại diện của Glenfarne Group — nhà phát triển dự án Alaska LNG — cho biết trong tuyên bố gửi qua email rằng, sự ủng hộ từ chính phủ liên bang đang giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán với các đối tác tiềm năng.

Một quan chức Bộ Thương mại Nhật Bản cũng xác nhận rằng Tokyo vẫn duy trì sự quan tâm đối với LNG từ Alaska.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật