spot_img
25 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếVượt Mỹ, láng giềng Việt Nam vận hành thành công lò phản...

Vượt Mỹ, láng giềng Việt Nam vận hành thành công lò phản ứng hạt nhân thorium đầu tiên trên thế giới

Trong khi nhiều quốc gia vẫn loay hoay với kế hoạch trên giấy, Bắc Kinh đang âm thầm theo đuổi một hướng đi đầy thách thức suốt hàng thập kỷ và nay đã gặt hái thành quả đầu tiên.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa đạt được cột mốc quan trọng trong công nghệ năng lượng sạch khi nạp thành công nhiên liệu mới cho lò phản ứng thorium muối nóng chảy đang hoạt động, theo SCMP.

Đây là lần đầu tiên công nghệ này vận hành ổn định trong thời gian dài, đưa Trung Quốc lên vị trí dẫn đầu cuộc đua toàn cầu nhằm khai thác thorium – một nguyên tố được đánh giá là an toàn và dồi dào hơn uranium – để sản xuất điện hạt nhân.

Thông tin được công bố bởi nhà khoa học trưởng của dự án, ông Xu Hongjie, trong một cuộc họp kín tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc hôm 8/4.

Đặt tại sa mạc Gobi (phía Tây Trung Quốc), lò phản ứng thử nghiệm sử dụng muối nóng chảy làm chất dẫn nhiệt và mang nhiên liệu, trong khi thorium – nguyên tố phóng xạ có trữ lượng lớn trong vỏ Trái đất – đóng vai trò làm nguồn nhiên liệu. Lò này được thiết kế để tạo ra công suất nhiệt 2MW một cách bền vững.

Vượt Mỹ, láng giềng Việt Nam vận hành thành công lò phản ứng hạt nhân thorium đầu tiên trên thế giới - ảnh 1
Thí nghiệm vòng muối nóng chảy của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Một số chuyên gia xem đây là cuộc cách mạng năng lượng tiếp theo. Họ cho rằng chỉ một mỏ thorium giàu trữ lượng ở Nội Mông, về lý thuyết, có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của Trung Quốc trong hàng chục nghìn năm, đồng thời tạo ra rất ít chất thải phóng xạ.

Tại cuộc họp ngày 8/4, ông Xu khẳng định Trung Quốc “đã vươn lên dẫn đầu thế giới” trong lĩnh vực này.

“Thỏ đôi khi mắc sai lầm hoặc trở nên lười biếng. Đó là lúc rùa vượt lên”, ông Xu ví von khi nhắc đến việc Mỹ từ bỏ nghiên cứu lò phản ứng muối nóng chảy từ những năm 1970, sau các thí nghiệm ban đầu.

Mỹ là quốc gia tiên phong trong công nghệ này – từng xây dựng lò phản ứng thử nghiệm nhỏ vào thập niên 1960 – nhưng sau đó chuyển hướng sang hệ thống dùng uranium.

Dự án thorium muối nóng chảy của Trung Quốc bắt đầu từ các nghiên cứu lý thuyết vào thập niên 1970. Năm 2009, lãnh đạo Viện Hàn lâm giao cho ông Xu nhiệm vụ biến công nghệ hạt nhân thế hệ mới thành hiện thực.

Chỉ sau 2 năm, nhóm dự án mở rộng từ vài chục người lên hơn 400 nhà nghiên cứu.

Vượt Mỹ, láng giềng Việt Nam vận hành thành công lò phản ứng hạt nhân thorium đầu tiên trên thế giới - ảnh 2
Mỏ Bayan Obo ở Nội Mông được cho là có đủ thorium để cung cấp điện cho Trung Quốc trong hàng chục nghìn năm. Ảnh: Reuters

Lò phản ứng bắt đầu được xây dựng từ năm 2018. Phần lớn các nhà khoa học trong nhóm đã chọn bỏ kỳ nghỉ, làm việc ngày đêm để nghiên cứu – nhiều người bám trụ tại công trường hơn 300 ngày mỗi năm.

Đến tháng 10/2023, lò phản ứng đạt trạng thái tới hạn – tức phản ứng dây chuyền được duy trì liên tục. Tới tháng 6/2024, lò đạt công suất tối đa. Bốn tháng sau, quá trình nạp lại nhiên liệu thorium diễn ra thành công ngay khi lò đang vận hành – biến đây thành lò phản ứng thorium duy nhất hoạt động trên thế giới.

Một lò phản ứng thorium muối nóng chảy lớn hơn đang được xây dựng và dự kiến đạt trạng thái tới hạn vào năm 2030. Lò này được thiết kế để phát điện với công suất 10MW.

Theo SCMP

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật