spot_img
26 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhBán ròng cổ phiếu suốt 7 quý, giữa lúc S&P 500 tăng...

Bán ròng cổ phiếu suốt 7 quý, giữa lúc S&P 500 tăng 50%, huyền thoại Warren Buffett muốn nói điều gì với thế giới?

Vốn là người có triết lý đầu tư dài hạn, huyền thoại Warren Buffett đang bán ra hai trong số những cổ phiếu được đầu tư phổ biến nhất thế giới. Những người quan sát lập tức đặt câu hỏi về ý nghĩa của động thái này đối với thị trường và nền kinh tế.
Bán ròng cổ phiếu suốt 7 quý, giữa lúc S&P 500 tăng 50%, huyền thoại Warren Buffett muốn nói điều gì với thế giới?- Ảnh 1.

Tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã cắt giảm cổ phần tại Apple và Bank of America (BofA) trong những tháng gần đây. Vị thế của Buffett tại Apple giảm gần một nửa trong năm nay. Trong khi đó, Berkshire bán ra gần 8 tỷ USD cổ phiếu BofA kể từ giữa tháng 7, khiến cổ phần của công ty giảm xuống còn 10,7%.

Động thái này liệu có đang ám chỉ rằng thị trường quá đắt ngay cả với những người tin vào phương pháp mua và nắm giữ lâu dài? Phải chăng Buffett đang chờ đợi một cơ hội để sử dụng khối tiền mặt gần 300 tỷ USD của Berkshire?

Bản thân Buffett cũng cho biết rằng ông không nhìn thấy nhiều thương vụ hấp dẫn đáng để xuống tiền. Và thực tế là ông không mua lại một công ty nào trong suốt một thời gian. Nhưng việc Buffett ngồi trên đống tiền mặt khổng lồ cũng không phải manh mối về triển vọng thị trường tương lai hoặc tín hiệu ám chỉ kinh tế vĩ mô có vấn đề.

Berkshire là bên bán ròng cổ phiếu từ danh mục đầu tư của mình trong 7 quý vừa qua, giai đoạn mà chỉ số S&P 500 tăng giá 50%. Nhà đầu tư cá nhân và cổ đông lâu năm của Berkshire – Ed Borgato cho biết việc cắt giảm cổ phần Apple và BofA “không phản ánh bất kỳ quan điểm vĩ mô nào”.

Vậy tại sao Warren Buffett lại quyết định bán? Lý do trực tiếp nhất có thể là chính quy mô của các vị thế đó. Cuối năm ngoái, Apple chiếm gần một nửa danh mục đầu tư. Borgato cho rằng đó là một thực tế bất tiện khi Apple phát triển thành một phần quá lớn trong danh mục đầu tư, có định giá cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chậm.

Ông lưu ý rằng Warren Buffett đôi khi còn bày tỏ sự hối tiếc vì không bán cổ phiếu Coca-Cola khi cổ phiếu này tăng lên gấp 60 lần vào cuối thập niên 1990.

Còn đối với BofA, đây là một khoản đầu tư cực kỳ sinh lời được thực hiện theo cách nắm bắt cơ hội ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Và có lẽ mục tiêu hợp lý nhất là giảm cổ phần của Berkshire tại BofA xuống dưới ngưỡng 10%. Vì trên ngưỡng này, người nắm giữ cần phải báo cáo các giao dịch ngay lập tức.

Tất cả những động thái trên diễn ra khi Warren Buffett bước sang tuổi 94 và đang chuẩn bị trao lại công ty cho người điều hành khác. Tại cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 5, Buffett tiết lộ rằng người kế nhiệm là CEO Greg Abel.

Dù lý do là gì đi chăng nữa, Warren Buffett có lẽ cảm thấy phù hợp khi san bằng một số khoản đầu tư đã phát triển quá lớn. Khi đề cập đến việc bán cổ phiếu Apple vào đầu năm nay, Buffett cũng nhắc đến viễn cảnh thuế doanh nghiệp sẽ tăng trong tương lai.

Vì thế khối tiền mặt gần 300 tỷ USD mà Berkshire nắm giữ có thể coi là một khoản đệm cho các rủi ro từ thị trường. Đây cũng có thể là vũ khí để sử dụng khi Berkshire có cơ hội hấp dẫn.

Theo CNBC

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật