spot_img
30 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhBỏ đi tu để theo đường kinh doanh: Người đàn ông trở...

Bỏ đi tu để theo đường kinh doanh: Người đàn ông trở thành tỷ phú, sở hữu nhãn hàng đình đám nước Mỹ nhưng đang bị điều tra vì nghi ngờ trốn thuế

Nhà từ thiện, doanh nhân ở Michigan Manoj Bhargava trở nên giàu có trên "con đường giác ngộ" của mình và nay đang bị cáo buộc trốn thuế.
Bỏ đi tu để theo đường kinh doanh: Người đàn ông trở thành tỷ phú, sở hữu nhãn hàng đình đám nước Mỹ nhưng đang bị điều tra vì nghi ngờ trốn thuế- Ảnh 1.

Doanh nhân Manoj Bhargava.

Manoj Bhargava sinh ra trong một gia đình khá giả ở miền bắc Ấn Độ vào năm 1953 và chuyển đến Philadelphia khi 14 tuổi để cha ông theo học tiến sĩ.

Bhargava từng theo học tại Đại học Princeton nhưng bỏ học sau năm thứ nhất và ông quyết định đến một tu viện ở Ấn Độ. Tại đây, ông kết bạn với Mahipal – 1 trong 4 người con trai của vị đạo sư quá cố Hans Ram Singh Rawat.

Sau một thời gian, Bhargava quay về Mỹ và quyết định trở thành một doanh nhân. Ông đạt được bước đột phá lớn sau khi thử một loại đồ uống có chứa caffeine tại hội chợ thương mại và tự chế ra một phiên bản khác, lấy tên là 5-Hour Energy.

Sản phẩm này được bán tại các quầy thanh toán trong các trạm xăng và cửa hàng tiện lợi trên toàn nước Mỹ, theo đó đã trở thành một cơn sốt đối với các tài xế xe tải và sinh viên thiếu ngủ. Nhờ loại đồ uống này, Bhargava thu về hàng trăm triệu USD mỗi năm. Năm 2015, khối tài sản của ông trị giá 4 tỷ USD.

Bhargava cho rằng nhiệm vụ tiếp theo của ông là cải thiện chất lượng cuộc sống ở Ấn Độ và tìm đến bà Indu Rawat – vợ của Mahipal và là nhà truyền đạo. Bhargava bắt đầu chuyển giao tài sản cho Indu và trao cho bà cổ phần trong 5-Hour trị giá 445 triệu USD, mua biệt thự 5,7 triệu USD ở New Jersey để Indu cùng chồng 2 và con của họ sinh sống.

Con gái lớn của nhà Rawat, Shweta, phụ trách Tổ chức từ thiện Michigan, trong đó Indu là người uỷ thác. Shweta và Bhargava đồng sáng lập một tổ chức cho phụ nữ ở Ấn Độ và hợp nhất với các hoạt động tôn giáo của gia đình họ.

Bỏ đi tu để theo đường kinh doanh: Người đàn ông trở thành tỷ phú, sở hữu nhãn hàng đình đám nước Mỹ nhưng đang bị điều tra vì nghi ngờ trốn thuế- Ảnh 2.

Đồ uống tăng lực 5-Hour Energy do Manoj Bhargava sáng chế.

Mùa hè vừa rồi, bà Indu đã thắng kiện tại toà án của Sở Thuế vụ Liên Bang (IRS) khi bác bỏ thành công các nỗ lực của cơ quan này nhằm đánh thuế với các giao dịch liên quan đến “món quà” 445 triệu USD từ Bhagarva.

Trong khi đó, Bhargava phải thực hiện kiểm toán với một khoản lãi 624 triệu USD phát sinh từ quan hệ đối tác của 5-Hour từ năm 2009 với tổ chức từ thiện mà Shweta đang phụ trách. Bhargava đã mua lại số cổ phần đó bằng một giấy nhận nợ đáo hạn trong 20 năm, với tư cách là đại diện của một công ty khác.

Nhìn chung, giấy nhận nợ có một điều khoản là bên bán sẽ nhận được khoản thanh toán bổ sung trong tương lai nếu công ty (bên bán) đạt được một số mục tiêu nhất định. Khi nước uống tăng lực của 5-Hour “cháy hàng” trên thị trường, khoản IOU 624 triệu USD đã tăng 1,32 tỷ USD chỉ trong 2 năm đầu tiên. Nhờ đó, Bhargava và các công ty của ông sẽ được giảm 500 triệu USD tiền thuế trong 5 năm, con số lớn hơn nhiều nếu ông giữ nguyên khoản đóng góp ban đầu.

IRS lập luận rằng giá trị của món quà từ thiện đã bị “thổi phồng”, vì không có nhà đầu tư độc lập nào sẽ trả nhiều như vậy nếu không có sự đảm bảo rằng 5-Hour được cấp bằng sáng chế.

Về phía Bhargava, các luật sư đại diện cho biết vị tỷ phú muốn món quà từ thiện này phát huy hiệu quả tối đa. Tổ chức từ thiện Michigan cho biết họ đã quyên góp 125 triệu USD kể từ năm 2015, chủ yếu cho tổ chức từ thiện của Bhargava tại Ấn Độ và cũng giúp đỡ hàng triệu người. Theo báo cáo thường niên, hầu hết số tiền được quyên góp trong lĩnh vực y tế.

Bỏ đi tu để theo đường kinh doanh: Người đàn ông trở thành tỷ phú, sở hữu nhãn hàng đình đám nước Mỹ nhưng đang bị điều tra vì nghi ngờ trốn thuế- Ảnh 3.

Manoj Bhargava trong nhà máy sản xuất.

Việc Bhargava ngày càng giàu đã thu hút sự chú ý của Pictet, ngân hàng tư nhân có trụ sở tại Geneva, nơi phục vụ những người giàu có trên toàn cầu kể từ năm 1805.

Đầu năm 2013, 5-Hour đã trả cổ tức 255 triệu USD cho Bhargava tại Pictet, nơi bà Indu cũng mở nhiều tài khoản. Theo nguồn tin thân cận, Pictet coi các tài khoản của Bhargava và Rawat là thành viên của cùng một nhóm khách hàng nên khoản tiền trên không thuộc diện “bị nghi ngờ”.

Song, các cán bộ bộ phận tuân thủ của Pictet đã rà soát các tài khoản có liên kết với Mỹ vì Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu truy quét khoảng 100 ngân hàng Thuỵ Sĩ nhằm tìm ra đối tượng trốn thuế. Để giải thích cho các giao dịch, các cố vấn của Bhagava nói rằng đó là các khoản vay hoặc họ không trực tiếp kiểm soát tài khoản.

Thậm chí, 1 giám đốc điều hành của 5-Hour từng chuyển 5 triệu USD để tài trợ cho một công ty phim do Bhargava hậu thuẫn, phân phối các bộ phim do con gái út của nhà Rawat sản xuất. Bhargava cũng đổ tiền vào các phát minh mới để cung cấp nước sạch và năng lượng.

Một bồi thẩm đoàn liên bang đã triệu tập và vào tháng 4/2021 đã yêu cầu rà soát sổ sách kế toán của Bhargava, bao gồm các báo cáo tài chính trong 12 năm. Cùng thời điểm đó, Indu trở thành thường trú nhân tại Singapore và Bhargava chuyển một số hoạt động kinh doanh đến đó. Tổ chức từ thiện Michigan chuyển gần 1,4 tỷ USD đến một quỹ tín thác tư nhân tại Singapore.

Mùa hè năm 2023, Bhargava thâu tóm 1 nhà xuất bản thuộc Sports Illustrated để sáp nhập với dự án tiếp theo của mình, một tập đoàn truyền thông sẽ đưa tin tức khách quan và cho các nhà quảng cáo nhiều quyền lợi hơn với chi tiêu của họ. Tuy nhiên, do không đủ khả năng chi trả, Bhargava đã không thể tiếp tục dự án này và đột ngột đóng cửa đài tin tức vào tháng 8.

Hiện tại, con trai Bhargava cho biết  ông đang làm việc trong một dự án ở Ấn Độ đào tạo nông dân cách bón phân cho đất bằng lá cây và phân bò.

Tham khảo WSJ

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật