spot_img
18 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhBuồn của nền kinh tế tham vọng vượt Đức, Nhật Bản trong...

Buồn của nền kinh tế tham vọng vượt Đức, Nhật Bản trong 2 năm tới: Tăng trưởng ‘bước hụt’ ngay thời điểm vàng cần tăng tốc, nhà lãnh đạo đối mặt hàng loạt vấn đề nóng

Tăng trưởng công nghiệp giảm, thị trường chứng khoán lao dốc, đồng rupee mất giá và thu nhập của người tiêu dùng ít ỏi đang cản trở nỗ lực của Ấn Độ trên con đường trở thành nền kinh tế phát triển.
Buồn của nền kinh tế tham vọng vượt Đức, Nhật Bản trong 2 năm tới: Tăng trưởng ‘bước hụt’ ngay thời điểm vàng cần tăng tốc, nhà lãnh đạo đối mặt hàng loạt vấn đề nóng- Ảnh 1.

Một năm trước, Ấn Độ phục hồi mạnh mẽ sau cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra. Đất nước này đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Các nhà lãnh đạo tuyên bố Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Đây là tin vui đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đối với chính Thủ tướng Narendra Modi. Với 1,4 tỷ dân, một Ấn Độ tràn đầy năng lượng có thể trở thành “con ngựa thồ” kéo nền kinh tế cả thế giới, nơi đang bị vây hãm bởi các cuộc chiến thương mại, những vấn đề từ Trung Quốc và xung đột Nga – Ukraine.

Vào năm 2022, Ấn Độ đã thay thế Anh, trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới. Nước này được dự đoán sẽ vượt Đức và Nhật Bản để xếp vị trí thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc vào năm 2027. Nhưng Ấn Độ đã bước hụt một bước, để lộ những điểm yếu khi đang nỗ lực vươn lên trên bảng xếp hạng toàn cầu.

Sau khi tăng nhiều năm, thị trường chứng khoán Ấn Độ lao dốc, xóa sạch mức tăng 6 tháng qua. Đồng rupee mất giá so với đồng USD. Tầng lớp trung lưu mới của Ấn Độ, những người có khối tài sản tăng vọt chưa từng thấy sau đại dịch, đang tự hỏi điều gì đã xảy ra.

Buồn của nền kinh tế tham vọng vượt Đức, Nhật Bản trong 2 năm tới: Tăng trưởng ‘bước hụt’ ngay thời điểm vàng cần tăng tốc, nhà lãnh đạo đối mặt hàng loạt vấn đề nóng- Ảnh 2.

Thủ tướng Narendra Modi. Ảnh: Eric Lee/The New York Times

Theo Giáo sư Rathin Roy tại Trường Chính sách Công Kautilya, tăng trưởng bị phụ thuộc vào việc ngân hàng bơm các khoản vay cho các doanh nghiệp với tốc độ không ổn định. Giáo sư cho biết kể từ khi chính phủ rút một lượng lớn tiền mặt ra khỏi lưu thông vào năm 2016, nền kinh tế chưa thực sự phục hồi. Nền kinh tế Ấn Độ chỉ thực sự trở lại vào năm ngoái, muộn hơn hầu hết các quốc gia khác.

Các nhà kinh tế vẫn đang tranh luận về nguyên nhân đằng sau sự suy giảm này. Một trong những yếu tố không thể phủ nhận là sự rút lui của các nhà đầu tư nước ngoài. Họ cho rằng thị trường chứng khoán Ấn Độ đang được định giá quá cao.

Buồn của nền kinh tế tham vọng vượt Đức, Nhật Bản trong 2 năm tới: Tăng trưởng ‘bước hụt’ ngay thời điểm vàng cần tăng tốc, nhà lãnh đạo đối mặt hàng loạt vấn đề nóng- Ảnh 3.

Chỉ số Nifty 50 của Ấn Độ từ thời điểm tháng 3/2020 – bắt đầu phong toả vì đại dịch Covid-19 cho đến tháng 9/2024 – thời điểm tăng cao gấp 3 lần mức đáy của năm 2020.

Số lượng người Ấn Độ mua cổ phiếu tăng nhanh, thúc đẩy giá tăng cao. Trong hai nhiệm kỳ đầu tiên của ông Modi, số tài khoản đầu tư ở Ấn Độ tăng từ 22 triệu lên 150 triệu. Rõ ràng, các nhà đầu tư mới đang chi tiêu. Đặc biệt, các ngành hàng xa xỉ đang hoạt động tốt: ô tô nhiều hơn xe máy, đồ điện tử nhiều hơn đồ gia dụng.

Buồn của nền kinh tế tham vọng vượt Đức, Nhật Bản trong 2 năm tới: Tăng trưởng ‘bước hụt’ ngay thời điểm vàng cần tăng tốc, nhà lãnh đạo đối mặt hàng loạt vấn đề nóng- Ảnh 4.

Ảnh: New York Times

Dù vậy, chính phủ của ông Modi vẫn bảo thủ về mặt tài chính và luôn theo dõi sát tình hình lạm phát. Chính phủ tập trung chi tiêu vào các hạng mục cơ sở hạ tầng lớn, chẳng hạn như cầu và đường cao tốc, để thu hút doanh nghiệp tư nhân. Nhưng các doanh nghiệp vẫn còn phải vật lộn với nhiều khó khăn riêng.

Ví dụ, Ấn Độ xây dựng nhiều sân bay mới, nhưng các hãng hàng lại đang rút lui. Lượng du khách mua vé đến một số địa điểm không đủ để duy trì nhà ga tại đó.

Nhà kinh tế Arvind Subramanian tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington cho rằng nhu cầu yếu bắt nguồn từ thị trường việc làm nói chung.

“Không có việc làm, mọi người không có thu nhập và tiền lương giảm”, ông nói. Vị cố vấn kinh tế trưởng trong nhiệm kỳ đầu tiên của Thủ tướng Modi cho biết chính phủ còn thiếu ý tưởng để giải quyết những vấn đề như tăng trưởng dài hạn và thúc đẩy việc làm.

Buồn của nền kinh tế tham vọng vượt Đức, Nhật Bản trong 2 năm tới: Tăng trưởng ‘bước hụt’ ngay thời điểm vàng cần tăng tốc, nhà lãnh đạo đối mặt hàng loạt vấn đề nóng- Ảnh 5.

Sự giàu có đổ về 10% dân số thu nhập cao nhất, khiến 90% dân số còn lại muốn có thêm nhiều phúc lợi. Ảnh: Getty Images

Một năm trước, các chuyên gia hy vọng động cơ kinh tế của Ấn Độ có thể đưa nước này vượt qua những khó khăn toàn cầu. Nhưng hiện tại, khó khăn của nước này là người dân có quá ít tiền trong tay.

Giáo sư Roy cho biết: “Đơn giản là không có đủ nhu cầu”. Ông cho biết nhóm 50% những người nghèo nhất vẫn còn đang phải vật lộn mưu sinh. Họ thậm chí kiếm không đủ tiền để mua những nhu yếu phẩm cơ bản.

Thủ tướng Ấn Ðộ Narendra Modi vừa công bố kế hoạch ngân sách năm tài chính 2025-2026 vào ngày 1/2. Đúng như cố vấn Nageswaran dự doán, Ấn Độ giảm thuế cho tầng lớp trung lưu để thúc đẩy tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của hộ gia đình.

Song, nhà kinh tế Subramanian cho rằng ý tưởng cắt giảm thuế là sai lầm. “Tiêu dùng yếu vì thu nhập thấp”, ông nói.

Cuối năm ngoái, ông Nageswaran đã nói với một nhóm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, rằng các chủ lao động cần trả lương cho công nhân của họ nhiều hơn vì tiền lương đang trì trệ. “Không trả đủ tiền cho công nhân sẽ gây ảnh hưởng cho chính khu vực doanh nghiệp”, ông cảnh báo.

Theo New York Times

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật