spot_img
20 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhBuồn của quốc gia giàu thứ 5 thế giới: Người trẻ ‘vỡ...

Buồn của quốc gia giàu thứ 5 thế giới: Người trẻ ‘vỡ mộng’ với miền đất hứa, lũ lượt rời đi vì 'nai lưng' kiếm tiền vẫn không thể chi trả phí sinh hoạt lẫn tiền nhà

Nhiều người trẻ Úc cảm thấy chán nản vì chi phí sinh hoạt ở quốc gia này quá cao, cùng với đó là những khó khăn khi giá thuê nhà, mua nhà, thực phẩm liên tục leo thang.

Sau khi từ Bulgaria chuyển đến Úc với chồng cách đây gần 10 năm, Sonya Chuhovska đang dự định trở về quê nhà. Trong bối cảnh giá cả mọi hàng hoá từ thực phẩm đến năng lượng, và đặc biệt là nhà ở, tăng cao, một số người nhập cư như Chuhovska cho rằng sẽ tốt hơn nếu họ quay về.

Chuhovska chia sẻ, chi phí sinh hoạt là một phần lý do khiến cô và chồng quyết định rời đi, nhưng yếu tố quyết định là việc Bulgaria cho phép người dân mua nhà mà không cần thế chấp. Cô nói: “Đó là động lực khá tốt để gia đình tôi rời đi, thay vì mắc kẹt ở nơi này và trả tiền thế chấp cả đời.”

Chuhovska và chồng cùng thuê một ngôi nhà ở vùng ngoại ô Flemington của Melbourne cùng một người khác trong 2 năm qua. Cô cho biết, họ trả tiền thuê 450 USD/tuần và cảm thấy may mắn vì chủ nhà không tăng giá. Tuy nhiên, ngôi nhà này hơi cũ và nhỏ, không có máy rửa bát, cũng không có điều hoà.

Ngoài giá, nhà, cô cho biết phí sinh hoạt ở Bulgaria cũng thấp hơn nhiều. Chuhovska nói: “Mức lương ở Bulgaria thấp hơn, nhưng chồng tôi làm trong ngày IT nên anh ấy có thể xin việc ở một quốc gia EU khác và làm từ xa. Bởi vậy, có thể anh ấy sẽ được trả lương cao. Với khoản thù lao đó, cuộc sống của chúng tôi sẽ ổn, đặc biệt là không phải trả tiền thuê nhà.”

Ngoài ra, vợ chồng Chuhovska có 2 quốc tịch nên họ có thể quay lại Úc bất cứ khi nào.

Hiện tại, mọi “thủ phủ” của Úc và nhiều khu vực đều trở nên đắt đỏ hơn. Một số khu vực thậm chí còn được coi là “cực kỳ đắt đỏ” – một danh mục mới xuất hiện do cuộc khủng hoảng lạm phát ngày càng trầm trọng, nơi tiền thuê nhà chiếm 75% hoặc hơn thu nhập của cá nhân.

Zhang Renjie là một người nhập cư khác cũng có quyết định tương tự như Chuhovska. Người đàn ông 41 tuổi sở hữu một doanh nghiệp thương mại quốc tế riêng, đã đến Úc từ năm 2001 và cả gia đình cũng đến sinh sống ở đây vào năm 2008.

Song, trong tháng này, cả gia đình sẽ quay trở lại thành phố Thành Đô, ở phía tây nam Trung Quốc. Zhang cho biết, ông có thể tiếp tục điều hành doanh nghiệp từ Trung Quốc với cùng mức thu nhập. Cùng lúc đó, ông vẫn có chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều, một phần là do mức lương và lãi suất ở Trung Quốc thấp hơn.

Zhang cho hay: “Chúng tôi có thể thuê bảo mẫu chăm sóc con cái, lái những chiếc xe chất lượng tốt hơn và thuê một căn với nội thất hiện đại.”

Zhang chia sẻ, khi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt vẫn tiếp diễn, việc rời khỏi Úc là chủ đề được thảo luận sôi nổi trong cộng đồng người Hoa ở nước này. Tuy nhiên, Zhang cho biết, những người có công việc trực tiếp ở Úc sẽ khó có thể đưa ra lựa chọn giống như ông.

Theo Zhang, gia đình ông sẽ cân nhắc lại trong khoảng 8 năm nữa, khi Thế vận hội Brisbane diễn ra và xem xét tình hình kinh tế của Úc khi đó ra sao. Gia đình Zhang cũng cân nhắc chuyển đến Singapore hoặc Anh trong tương lai.

Một số người khác như Tiger Xiong lựa chọn rời khỏi Úc nhưng không trở về quê nhà. Cô đến Melbourne để học thạc sẽ và né tránh môi trường làm việc áp lực cao ở Trung Quốc. Xiong kỳ vọng cô có thể tự “nuôi” bản thân sau khi tốt nghiệp, nhưng nhận ra rằng tình hình rất khó khăn do chi phí thuê nhà, di chuyển và giá thực phẩm cao.

Cô chia sẻ: “Tôi thường mua đồ sắp hết hạn hoặc đang được giảm giá. Đồ đạc của tôi và các bạn cùng phòng đều được nhặt ở ngoài đường.”

Do chi phí sinh hoạt tiếp tục tăng, Xiong quyết định rời khỏi Úc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, cô dự định chuyển đến Ubud ở Bali chứ không quay lại Trung Quốc. Ở Ubud, cô trả khoảng 300 USD/tháng cho một ngôi nhà có sân rộng, tương đương tiền thuê 1 tuần ở Melbourne.

Dữ liệu từ ngân hàng Commonwealth cho thấy, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt liên tục ảnh hưởng đến nhóm người trẻ. Dữ liệu từ 7 triệu khách hàng cho thấy người Úc trong độ tuổi từ 18 đến 29 đã cắt giảm chi tiêu do thiếu khả năng tài chính, họ phải giảm 6-8% cho các khoản mua xăng và dịch vụ tiện ích.

Theo Cục Thống kê Australia (ABS), 22.100 sở hữu visa thường trú đã rời khỏi Úc từ năm 2022 đến 2023, con số cao thứ 3 trong thập kỷ qua.

Phó giáo sư Anna Boucher, chuyên gia về lĩnh vực di cư toàn cầu tại Đại học Sydney, cho biết có mối quan hệ giữa nhập cư có kỹ năng tốt và khả năng tiếp cận nhà ở. Bà nói: “Dù những lao động nhập cư của Úc có trình độ học vấn cao hơn nhưng họ vẫn gặp khó khăn khi mua bất động sản. Vì họ ít có khả năng được chuyển giao tài sản và tài sản của họ cũng ít thanh khoản hơn.

Bà Boucher nhận định, Úc có thể trở thành điểm đến kém hấp dẫn hơn đối với người nước ngoài, do chi phí sinh cao và một số nguyên nhân khác như lạm phát, giá nhà. Úc đứng trước rủi ro bỏ lỡ hoặc mất đi nhiều lao động nước ngoài có nhiều tiềm năng.

Bà cho biết: “Người sử dụng lao động sẽ gặp khó khăn khi có lao động nước ngoài nhưng họ bỏ việc hoặc rời khỏi đất nước, vì các công ty đã đầu tư vào việc đào tạo, nâng cao kỹ năng cho họ.”

Tổng hợp

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật