spot_img
20 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhCả một châu lục ‘ôm mộng’ chuyển đổi xanh nhưng nay ‘vỡ...

Cả một châu lục ‘ôm mộng’ chuyển đổi xanh nhưng nay ‘vỡ mộng’: Người mua được trả tiền để dùng điện cho nhanh hết, điện cho chính phủ bán cũng ế ẩm

Châu Âu "vỡ mộng" vì năng lượng xanh khi sản xuất quá nhiều điện gió và mặt trời.
Cả một châu lục ‘ôm mộng’ chuyển đổi xanh nhưng nay ‘vỡ mộng’: Người mua được trả tiền để dùng điện cho nhanh hết, điện cho chính phủ bán cũng ế ẩm- Ảnh 1.

Giá năng lượng trên khắp châu Âu đã giảm xuống giới mức 0 với số giờ kỷ lục vào năm 2024. Việc xây dựng các trang trại điện gió và mặt trời quy mô lớn một cách quá nhanh đã khiến mạng lưới điện của châu lục này gặp quá tải vào những giờ sản xuất cao điểm.

Năng lượng dư thừa quá nhiều và phải bán lỗ với tần suất ngày càng tăng, tổng cộng là 7.841 giờ trong 8 tháng đầu năm nay. Theo công ty tư vấn ICIS, ở thời điểm tệ nhất, giá năng lượng của châu Âu giảm xuống dưới -20 euro/mWh.

Công suất điện mặt trời tăng lên nhanh chóng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng giá xuống mức âm. Cùng với đó là sự bùng nổ kéo dài hàng thập kỷ của điện gió cũng là tác nhân lớn khác.

Tình trạng này càng trở nên rõ ràng hơn vào đầu tháng này tại Đan Mạch, khi một cuộc đấu giá điện gió ngoài khơi không nhận được một lời chào mua nào. Trong khi đó, sự kiện này do chính phủ Đan Mạch điều hành và là cuộc đấu giá lớn nhất từ trước đến nay với các trang trại điện gió ngoài khơi Đan Mạch.

Theo một nghiên cứu của HSBC, đến cuối năm 2023, các tấm pin mặt trời mới với tổng công suất lên tới 60 GW được lắp đặt ở châu Âu, cao hơn 1/3 so với kỷ lục năm 2022. Đây là các nguồn điện gần như không có chi phí vận hành nên để tránh lãng phí tài nguyên, chính phủ thường cho phép các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo chào giá rất thấp để tham gia thị trường điện.

Vì vậy khi năng lượng mặt trời nhiều vào giữa trưa và phụ tải giảm thấp, các nhà máy điện tái tạo thường đưa ra chiến lược chào giá thấp, thậm chí xuống mức âm để có cơ hội tham gia thị trường điện cạnh tranh giao ngay.

Đây là một dấu hiệu thể hiện rõ rằng thị trường điện gió đã khá bão hoà ở Đan Mạch và các quốc gia châu Âu khác như Thuỵ Điển. Năm ngoái, Đan Mạch tạo ra 58% lượng điện gió ngoài khơi, lập kỷ lục thế giới. Song, những con số tích cực này dường như đang khiến ngành điện lực của các quốc gia này đi vào bế tắc.

Theo hãng tin gCaptain, việc mở rộng xây dựng hàng nghìn tuabin gió trong 2 thập kỷ qua đang khiến các nhà đầu tư chán nản, không còn muốn đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo mới ở quốc gia này. Giá điện thấp kỷ lục không mang lại nhiều lợi nhuận.

Ngoài ra, tâm lý lo ngại cũng tăng lên đối với nhu cầu trong tương lai khi một số siêu dự án công nghiệp xanh tốn nhiều năng lượng ở phía bắc Đan Mạch đã bị trì hoãn hoặc huỷ bỏ hoàn toàn.

Ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi đã gặp khó khăn trong nhiều năm nay, do chuỗi cung ứng bị gián đoạn và chi phí vận hành tăng cao, khiến không ít dự án bị đình trệ.

Tại Mỹ, chi phí dự án đã tăng tới 57% trong những năm kể từ đại dịch, làm giảm sự hào hứng của các nhà đầu tư tiềm năng. Hơn nữa, 1 năm trước khi cuộc đấu giá thất bại tại Đan Mạch, một sự kiện tương tự ở Anh cũng không nhận được lời chào bán nào từ các nhà phát triển điện gió ngoài khơi.

Tại châu Âu, việc xây dựng nhanh chóng các cơ sở hạ tầng năng lượng sạch trên toàn châu lục là tin tốt lành, nhưng cuối cùng lại gây bất ổn cho thị trường năng lượng và là rủi ro tiềm tàng cho những cú sốc giá.

Ở khắp Đan Mạch, các công ty giao dịch dựa trên biến động giá đã “ăn nên làm ra”. Họ sử dụng giao dịch tự động (máy tính vận hành các giao dịch dựa theo các thuật toán phức tạp) để mua và bán khối lượng lớn hợp đồng dựa trên dự báo thời tiết. Hoạt động này tác động đến lượng tiêu thụ điện ở một đầu và sản xuất năng lượng tái tạo ở đầu kia.

Hoạt động giao dịch này đã giúp cân bằng thị trường, làm giảm bớt tình trạng bão hoà ở hiện tại và có khả năng giúp các khoản đầu tư mới hấp dẫn trở lại.

Việc tìm kiếm các giải pháp lưu trữ năng lượng dài hạn với quy mô thương mại cũng đang nóng lên. Các công nghệ lưu trữ năng lượng có khả năng thu thập và lưu trữ năng lượng tái tạo dư thừa cho đến khi cầu vượt cung sẽ đóng vai trò quan trọng để đạt mục tiêu 100% lưới điện là năng lượng tái tạo.

Song, công nghệ vẫn chưa hoàn thiện. Và hiện tại, châu Âu không thể có một hệ thống điện chỉ dựa trên năng lượng gió và mặt trời.

Tham khảo Oilprice

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật