
Chính phủ Nga đã soạn thảo một khuôn khổ pháp lý mới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào nước này. Tuy nhiên, một quan chức Điện Kremlin gần đây lại cho biết vẫn chưa có doanh nghiệp phương Tây nào bày tỏ ý định muốn quay lại.
Theo giới chuyên gia, hầu hết các doanh nghiệp sẽ không cân nhắc quay trở lại với Nga cho đến khi có một thoả thuận ngừng bắn lâu dài với Ukraine, vì không doanh nghiệp nào muốn phải rời đi một lần nữa.
Anatoly Aksakov, người đứng đầu ủy ban thị trường tài chính tại hạ viện Nga, cho biết, tất cả các nhà đầu tư mới muốn đến Nga sẽ nhận được điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã rời đi và thanh lý tài sản với giá rẻ khi quay lại sẽ phải mua lại toàn bộ với giá thị trường.
Hồi tháng 3, Tổng thống Putin cũng nói rằng các doanh nghiệp phương Tây rời khỏi Nga sau khi mâu thuẫn Nga – Ukraine xảy ra sẽ không được mua lại tài sản với giá rẻ như khi họ bán, trong trường hợp họ muốn quay lại.
LG Electronics gần đây đã thử nghiệm tái khởi động nhà máy thiết bị gia dụng tại Nga, sau khi tạm ngừng vào năm 2022. Ngoài ra, công ty sản xuất đồ gia dụng và sưởi ấm Ariston Holding của Ý cũng có kế hoạch nối lại hoạt động sản xuất tại Nga, sau khi Moscow trao trả quyền kiểm soát tại đây cho họ.
Song, một số doanh nghiệp khác lại đối mặt với những vấn đề phức tạp hơn.
McDonald’s – công ty mở cửa tại Nga từ năm 1990, được coi là biểu tượng hợp tác sau Chiến tranh Lạnh, đã bán toàn bộ tài sản tại Nga cho doanh nhân ngành khai khoáng Alexander Govor. Do đó, hãng đồ ăn nhanh này khó có thể quay trở lại.
McDonald’s tại Nga sau đó đã đổi tên thành Vkusno i Tochka. Chuỗi đồ ăn nhanh với cái tên mới đã ghi nhận doanh thu tăng gấp đôi vào năm ngoái so với thời điểm trước khi xung đột ở Ukraine xảy ra lên 187 tỷ rúp (2,3 tỷ USD).
Trong khi đó, tài sản của một số công ty khác lại được bán lại cho Nga với giá gần như miễn phí. Hyundai đã bán tài sản cho một công ty Nga vốn kiểm soát 2 nhà máy của hãng này và Kia với giá 111 USD vào năm 2023, nhưng có quyền mua lại. Dù khoản phí “quay lại” chưa được công khai, nhưng ước tính Hyundai đã tốn hơn 219 triệu USD. Hiện tại, Hyundai Kia Automotive Group đang theo dõi thêm tình hình ở Nga để tiếp tục cân nhắc.
Moscow cũng cho phép thực hiện hình thức nhập hàng xách tay, sau khi một số công ty ngừng cung cấp sản phẩm chính hãng cho Nga. Theo đó, người dân Nga có thể tự do mua mọi thứ từ iPhone cho đến Coca-Cola với mức giá gần như tương đương với những nơi khác.
Với dân số 146 triệu người, Nga vẫn là thị trường hấp dẫn đối với các nhà sản xuất.
Về mặt lý thuyết, các công ty quốc tế vẫn ở lại có thể được hưởng lợi nhiều hơn Nga mở cửa trở lại. Nhà sản xuất sữa chua Pháp Danone SA và PepsiCo Inc. của Mỹ cho đến nay là 2 công ty lớn nhất trên thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa của Nga.
Tuy nhiên, Danone đã phải bán tài sản ở Nga vào năm ngoái cho một thực thể khác với giá chiết khấu 56%. Công ty Pháp này đã báo lỗ 1,2 tỷ euro do thương vụ này. Các nhà máy ở Nga của Pepsi vẫn được duy trì, nhưng thị phần của thương hiệu này đã giảm từ 10% xuống chỉ còn 1% sau khi họ không thể bán hàng trực tiếp cho Nga.
Các ngân hàng quốc tế, có khoản đầu tư vào Nga là 119 tỷ USD vào năm 2021, cũng phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Vào tháng 1/2025, ông Putin đã cho phép Goldman Sachs bán công ty con tại Nga cho một thực thể trong khu vực. Tháng 4, Moscow cho phép ngân hàng này bán cổ phiếu mà họ sở hữu tại các công ty sản xuất năng lượng lớn nhất và các công ty khác của Nga trong một thỏa thuận trị giá khoảng 87 triệu USD.
Vào năm 2021, công ty con tại Nga của Raiffeisen Bank International AG là nhà cho vay nước ngoài lớn nhất của quốc gia này. Ngân hàng Áo này đã không tìm được người mua và phải liên tục chịu áp từ Mỹ và EU để đóng cửa hoạt động nhưng chưa được Nga chấp thuận. Nguồn tin thân cận tiết lộ, việc Nga mở cửa trở lại là cơ hội để Raiffeisen có thể nhanh chóng thanh lý tài sản.
Sau khi hơn 80% sau cuộc xung đột, doanh số bán ô tô của Nga đã hồi phục hoàn toàn. Dẫu vậy, quay trở lại là việc không dễ dàng.
Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nga, AvtoVAZ, cho biết công ty mẹ của họ là Renault sẽ phải bồi thường ít nhất 112 tỷ USD các khoản đầu tư đã thực hiện kể từ khi rời Nga nếu muốn lấy lại tài sản ở nước này. Mercedes-Benz, Nissan và Hyundai cũng phải đối mặt với rủi ro tương tự.
Sau 3 năm “vắng bóng”, thị phần của các doanh nghiệp phương Tây đã bị thế chỗ bởi Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Bởi vậy, việc quay trở lại sẽ là điều không dễ dàng.
Theo Charles Hecker, tác giả của cuốn Zero Sum, nói về việc các doanh nghiệp phương Tây đến với Nga thời kỳ hậu Xô Viết, hiện tại không có công ty nào có thể kiếm được nhiều tiền ở Nga so với những thập kỷ trước.
Hiện tại, các cuộc đàm phán liên quan đến thoả thuận ngừng bắn diễn ra rất chậm chạp. Hơn nữa, việc kết nối lại một trong những ngân hàng lớn nhất Nga với hệ thống SWIFT cũng chưa có tiến triển.
Ngay cả khi thoả thuận ngừng bắn được các bên thống nhất, thì các doanh nghiệp quay trở lại Nga vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại về chính trị và kinh tế. Các doanh nghiệp rời khỏi Nga thường phải bán tài sản với giá trị thấp, trong khi Điện Kremlin sẽ nắm quyền kiểm soát một số thực thể và bán lại cho các chủ sở hữu mới.
Tổng hợp