spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhCarry trade đồng yên hạ nhiệt: Một loại tiền tệ G10 lấy...

Carry trade đồng yên hạ nhiệt: Một loại tiền tệ G10 lấy lại ‘hào quang’

Kịch bản đối với carry trade đồng yên có thể lặp lại đối với đồng franc Thụy Sĩ, một số chuyên gia cảnh báo.
Carry trade đồng yên hạ nhiệt: Một loại tiền tệ G10 lấy lại ‘hào quang’- Ảnh 1.

Khi đồng yên Nhật Bản tăng mạnh, các nhà đầu tư chuyển sang đồng franc Thụy Sĩ để thực hiện các giao dịch chênh lệch lãi suất, còn gọi là carry trade.

Đồng franc Thụy Sĩ từ lâu đã được sử dụng cho giao dịch carry trade và chỉ lu mờ trước đồng yên khi đồng tiền Nhật Bản mất giá mạnh.

Tuy vậy, giao dịch carry trade đồng yên đã chao đảo vào tháng 8 sau khi đồng tiền này tăng mạnh do dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ và Ngân hàng Nhật Bản bất ngờ tăng lãi suất.

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) là ngân hàng trung ương lớn đầu tiên bắt đầu hạ lãi suất vào năm nay. SNB hiện chốt lãi suất ở mức 1,25%, cho phép các nhà đầu tư vay franc giá rẻ để đầu tư ở nơi khác. Để so sánh, lãi suất ở Mỹ là mức 5,25%-5,5%, ở Anh là 5% và ở khu vực đồng euro là 3,75%.

“Franc Thụy Sĩ đang quay trở lại làm đồng tiền cho các giao dịch carry trade”, Benjamin Dubois, giám đốc quản lý tài sản tại Edmond de Rothschild Asset Management Suisse, cho biết.

Đồng franc đang ở gần mức cao nhất trong 8 tháng so với đồng USD và đạt đỉnh 9 năm so với đồng euro, cho thấy đây là đồng tiền trú ẩn an toàn trong bối cảnh kỳ vọng về việc Mỹ và EU cắt giảm lãi suất ngày càng tăng.

Nhưng các nhà đầu tư đang kỳ vọng giá trị đồng franc giảm dần để có thể tăng lợi nhuận từ giao dịch carry trade.

Dữ liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ cho thấy các nhà đầu cơ đã giữ vị thế bán khống trị giá 3,8 tỷ USD đồng franc Thụy Sĩ ngay cả khi họ đột ngột chuyển sang vị thế mua 2 tỷ USD đồng yên.

Các nhà phân tích thường coi vị thế bán khống lớn là dấu hiệu cho thấy một loại tiền tệ đang được sử dụng để thực hiện các giao dịch chênh lệch lãi suất.

Carry trade đồng yên hạ nhiệt: Một loại tiền tệ G10 lấy lại ‘hào quang’- Ảnh 2.

Giá trị các vị thế cặp USD-yên và USD-franc do các nhà đầu cơ nắm giữ trong giai đoạn 2020-2024. Nguồn: LSEG.

“Hiện tại, đồng yên có nhiều rủi ro hai chiều hơn so với trước đây”, chiến lược gia ngoại hối G10 của Bank of America Kamal Sharma cho biết. “Franc Thụy Sĩ dường như là loại tiền tệ phù hợp hơn”.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đồng franc Thụy Sĩ có khả năng tăng giá nhanh chóng và khiến các nhà đầu tư carry trade gặp rủi ro như đối với đồng yên.

Các nhà đầu tư có xu hướng đổ tiền vào đồng tiền này khi họ cảm thấy lo lắng, nhờ vào danh tiếng là nơi trú ẩn an toàn lâu đời của nó.

Michael Cahill, chiến lược gia tiền tệ G10 của Goldman Sach, nhận định đồng franc tốt nhất là nên được sử dụng cho các giao dịch carry trade khi các nhà đầu tư cảm thấy lạc quan.

Lý do là bởi chỉ cẩn 1 đợt tăng giá mạnh, lợi nhuận sẽ bị xóa sạch và khiến các nhà đầu tư nhanh chóng đảo ngược vị thế, giống như những gì đã xảy ra với đồng yên. Ngoài ra, cức độ biến động cao hoặc sự sụt giảm của đồng tiền có lợi suất cao hơn có thể tạo ra tác động tương tự.

Khi thị trường chứng khoán lao dốc vào đầu tháng 8, đồng franc Thụy Sĩ đã tăng tới 3,5% so với USD trong 2 ngày. Michael Puempel, chiến lược gia ngoại hối tại Deutsche Bank, cho biết: “Bất kỳ giao dịch chênh lệch lãi suất nào cũng có rủi ro và điều này đặc biệt đúng đối với những giao dịch được thực hiện bằng các loại tiền tệ được coi là kênh trú ẩn an toàn”.

Puempel nói thêm: “Rủi ro chính là khi lợi suất giảm trong môi trường không có rủi ro, chênh lệch lợi suất sẽ thu hẹp lại và đồng franc Thụy Sĩ có thể tăng giá”.

Theo Reuters

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật