spot_img
26 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhChâu Âu lo ngại về ‘cuộc chiến giữa các đồng minh’

Châu Âu lo ngại về ‘cuộc chiến giữa các đồng minh’

Những bất đồng trong đàm phán hòa bình Ukraine và cuộc chiến thuế quan của ông Trump đã khiến châu Âu lo ngại về một ‘cuộc chiến giữa các đồng minh’.
Châu Âu lo ngại về ‘cuộc chiến giữa các đồng minh’- Ảnh 1.

Ở châu Âu, dường như ngày càng có nhiều người tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ ở lại Nhà Trắng thêm nhiệm kỳ thứ 2 và những thách thức đến từ ông trùm tài phiệt này sẽ có những tác động tiêu cực lâu dài đến châu Âu, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp quốc phòng.

Trong thời gian qua, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Châu Âu đã xấu đi rõ rệt trong bối cảnh các cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine đang cho thấy nhiều bất đồng và chia rẽ trong nội bộ phương Tây.

Các quốc gia hàng đầu của Liên minh châu Âu, cũng như Anh, không ủng hộ lập trường gây sức ép lên Kiev của chính quyền Nhà Trắng, thậm chí đã muốn độc lập xây dựng một cơ cấu riêng của châu Âu để đối phó với Mỹ và Nga trong vấn đề thỏa thuận ngừng bắn và đàm phán hòa bình ở Ukraine.

Thực trạng này cùng với những vấn đề được chỉ ra trong cuộc chiến thuế quan của Mỹ đối với các đồng minh châu Âu đã khiến không chỉ chính giới, quân giới mà cả các doanh nghiệp công nghệ quân sự của châu Âu thể hiện sự lo ngại về một cuộc chiến giữa các đồng minh.

Trước hết, những người đứng đầu các công ty quốc phòng của “Cựu Thế giới”, những công ty phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung cấp linh kiện của Mỹ để sản xuất nhiều hệ thống vũ khí khác nhau, sẽ phải tìm ra hướng đi mới cho các doanh nghiệp của mình, nếu không muốn bị “thất thủ” trước ông Donald Trump.

Theo báo chí Anh đưa tin, nhiều doanh nghiệp trong tổ hợp công nghiệp quân sự châu Âu đã cân nhắc vấn đề từ chối mua linh kiện của Mỹ và bắt đầu tự sản xuất những cấu phần trong vũ khí của mình.

Giới chức châu Âu nhấn mạnh rằng, đây là một kế hoạch có định hướng dài hạn, vì có lo ngại rằng ông Donald Trump sẽ tiếp tục ở Nhà Trắng thêm nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.

Hàng loạt tạp chí và tờ báo châu Âu vừa qua đã chỉ ra rằng, cuộc chiến thuế quan do ông Trump phát động đã làm gia tăng đáng kể mối lo ngại tại các doanh nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp-quân sự châu Âu.

Ví dụ, người đứng đầu công ty MBDA (tập đoàn đa quốc gia của châu Âu, chuyên thiết kế, phát triển và sản xuất tên lửa và các hệ thống liên quan) là ông Eric Beranger, đã nói với tờ The Times rằng, công ty có thể từ chối các linh kiện của Mỹ trong trường hợp khách hàng yêu cầu như vậy.

“Ngày nay, nhiều công ty quốc phòng của Anh phải đối mặt với câu hỏi liệu họ có độc lập với ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ hay không, khi họ cố gắng xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài” – The Times cho biết.

Tờ báo Anh nhắc lại rằng, BAE Systems (một công ty đa quốc gia về hàng không vũ trụ, quân sự và an ninh thông tin của Anh), đã từng công bố kế hoạch mở các nhà máy sản xuất thuốc nổ mà không cần linh kiện của Mỹ, hiện cũng không còn trông chờ vào viện trợ của Hoa Kỳ nữa.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật