spot_img
27 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhChủ doanh nghiệp SME Trung Quốc loay hoay tìm lối giữa bão...

Chủ doanh nghiệp SME Trung Quốc loay hoay tìm lối giữa bão thuế quan: Có vài lựa chọn nhưng đều rất khó khăn

Thương chiến leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ của Bắc Kinh như ngồi trên đống lửa.
Chủ doanh nghiệp SME Trung Quốc loay hoay tìm lối giữa bão thuế quan: Có vài lựa chọn nhưng đều rất khó khăn- Ảnh 1.

Chủ doanh nghiệp SME Trung Quốc loay hoay tìm lối giữa bão thuế quan: Có vài lựa chọn nhưng đều rất khó khăn- Ảnh 2.

Dưới ánh đèn nhà kho ở thành phố Phật Sơn (Trung Quốc), Liu Wenyi quan sát những công nhân dán băng keo kín những thùng đựng ấm trà bằng gốm. Khách hàng ở California đã hủy đơn hàng vào tuần trước, ngay sau khi mức thuế mới của Mỹ tăng lên trên 150%.

“Giống như cánh cửa vừa đóng sầm lại vậy”, Liu, 42 tuổi, người sáng lập Harmony Clayworks. 70% hàng hóa của công ty được xuất khẩu sang Mỹ. “Chúng tôi đã cố gắng giữ giá ổn định cho khách hàng ở Mỹ, nhưng biên lợi nhuận đã mất. Chúng tôi đang chảy máu”.

Chủ doanh nghiệp SME Trung Quốc loay hoay tìm lối giữa bão thuế quan: Có vài lựa chọn nhưng đều rất khó khăn- Ảnh 3.

Liu là một trong số hàng ngàn công ty xuất khẩu vừa và nhỏ của Trung Quốc đang chịu áp lực từ đợt thuế quan mới mạnh tay của chính quyền ông Trump. Tại Trung Quốc, chi phí đang đè lên những chủ doanh nghiệp như Liu.

Sự sống còn của họ phụ thuộc vào khả năng hấp thụ chi phí tăng, chuyển dịch chuỗi cung ứng hoặc từ bỏ hoàn toàn thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đây là 3 lựa chọn khó khăn và khó chấp nhận được. Đối với các nhà xuất khẩu nhỏ, biên lợi nhuận vốn mỏng. Tăng giá có nguy cơ mất khách hàng ở nước ngoài nhưng chấp nhận chi phí tăng thì lợi nhuận sẽ bốc hơi.

Chủ doanh nghiệp SME Trung Quốc loay hoay tìm lối giữa bão thuế quan: Có vài lựa chọn nhưng đều rất khó khăn- Ảnh 4.

“Chúng tôi từng có mức lợi nhuận 12%. Giờ thì không còn nữa”, Zhao Chen, tổng giám đốc của BrightPeak Tools. Đây là công ty sản xuất dụng cụ điện tại tỉnh Chiết Giang. “Với một máy khoan không dây, riêng thuế quan đã đẩy giá tăng thêm 8-10 USD. Chúng tôi không thể chuyển số tiền đó cho các nhà bán lẻ vì nếu làm vậy, họ sẽ bỏ đi”.

Công ty của Zhao đã phải cho 15% nhân viên nghỉ việc tạm thời và tạm dừng kế hoạch mở rộng. “Chúng tôi đang đối mặt với một cuộc chiến thương mại mà chúng tôi không thể kiểm soát”.

Chủ doanh nghiệp SME Trung Quốc loay hoay tìm lối giữa bão thuế quan: Có vài lựa chọn nhưng đều rất khó khăn- Ảnh 5.

BrightPeak đã bắt đầu giảm giá cho khách hàng trong nước để giải phóng hàng tồn kho. Nhưng giải pháp này không ổn định vì các nhà sản xuất Trung Quốc trước đây vẫn dựa vào xuất khẩu và tiêu dùng trong nước vẫn yếu.

Trên các nền tảng trực tuyến như HuaHua Live và TigerMall, doanh số bán hàng trực tiếp nhắm vào những người mua Trung Quốc đang tăng lên.

“Người tiêu dùng ở Trung Quốc không nhất thiết phải mua máy lọc không khí kiểu Mỹ giá 300 USD”. Lin Fei, người sáng lập Reframe Living, một thương hiệu đồ gia dụng cao cấp, cho biết. “Máy lọc không khí đó được sản xuất cho một căn hộ chung cư ở LA, chứ không phải cho một căn hộ ở tầng 3 tại Vũ Hán”.

Chủ doanh nghiệp SME Trung Quốc loay hoay tìm lối giữa bão thuế quan: Có vài lựa chọn nhưng đều rất khó khăn- Ảnh 6.

Một số doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách khai thác thị trường hơn 1,4 tỷ dân của nước này khi xuất khẩu gặp rào cản.

Tuy nhiên, cô đã bắt đầu tiếp thị những chiếc bàn, kệ đến các không gian làm việc chung và ký túc xá đại học ở Trung Quốc với mức giá giảm. “Ít nhất thì nó cũng trả được hóa đơn tiền điện,” cô nói.

“Tôi từng mua bản lề kim loại từ một đối tác ở Malaysia và lắp ráp chúng thành đồ nội thất theo yêu cầu tại Thâm Quyến”, Lin cho biết. “Bây giờ, chỉ cần dán nhãn made-in-China là có thể bị áp thuế toàn phần, ngay cả khi một nửa sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài”.

Để đối phó, Lin đang tìm cách chuyển một số hoạt động lắp ráp khâu cuối sang Indonesia. Nhưng việc thiết lập một cơ sở mới đi kèm với tốn thêm chi phí, đặc biệt là đối các công ty vừa và nhỏ. “Bạn cần nhân viên, địa điểm, tư vấn pháp lý, đăng ký thuế. Tất cả những điều đó đều cần thời gian và vốn – 2 thứ mà chúng tôi hiện không có nhiều”.

Chủ doanh nghiệp SME Trung Quốc loay hoay tìm lối giữa bão thuế quan: Có vài lựa chọn nhưng đều rất khó khăn- Ảnh 7.

Hiện tại, hầu hết các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ đang chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Câu hỏi đặt ra là liệu giai đoạn thương chiến dữ dội này có tiếp diễn hay chỉ là một cuộc đối đầu kinh tế sẽ sớm dịu bớt.

Nhưng sự bất định đã gây ra thiệt hại. Tài chính eo hẹp hơn, tầm nhìn lập kế hoạch ngắn hơn và niềm tin mong manh hơn.

Chủ doanh nghiệp SME Trung Quốc loay hoay tìm lối giữa bão thuế quan: Có vài lựa chọn nhưng đều rất khó khăn- Ảnh 8.

“Chúng tôi không chỉ lo lắng về thuế quan”, Zhao của BrightPeak Tools cho biết. “Chúng tôi lo rằng họ sẽ thêm các danh mục sản phẩm mới vào tháng tớii, hoặc thay đổi các quy tắc một lần nữa. Bạn không thể xây dựng một doanh nghiệp trên cát”.

Các chuyên gia cho biết, thuế quan càng kéo dài thì khả năng các công ty nhỏ hơn đóng cửa hoặc rời khỏi thị trường Mỹ càng cao. Một số có thể thích nghi bằng cách chuyển hoạt động ra nước ngoài. Nhưng đối với nhiều công ty, chi phí về cơ sở hạ tầng và lao động của Trung Quốc là quá lớn.

Liu Wenyi đứng bên cạnh những thùng ấm trà của mình và nói: “Tôi đã xuất khẩu trong 15 năm. Mỹ từng là khách hàng mơ ước của chúng tôi. Bây giờ, tôi không chắc họ có muốn kinh doanh với chúng tôi không”.

Theo Barron, Reuters

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật