spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài Chính'Chúng tôi bó tay rồi': Tiếng thở dài của nạn nhân 'bom...

'Chúng tôi bó tay rồi': Tiếng thở dài của nạn nhân 'bom nợ' Evergrande, có người đã cọc 8 tỷ đồng nhưng khả năng mất trắng

Sự sụp đổ của Evergrade đến nay là lớn nhất trong cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc.
'Chúng tôi bó tay rồi': Tiếng thở dài của nạn nhân 'bom nợ' Evergrande, có người đã cọc 8 tỷ đồng nhưng khả năng mất trắng- Ảnh 1.

Bùng nổ nhà ở Trung Quốc bắt đầu vào cuối những năm 1990 tại các thành phố lớn, sau đó lan dần sang các khu vực đô thị nhỏ hơn như Nam Xương vào những năm 2000. Năm đó, Trung Quốc xây dựng khoảng 2 triệu căn hộ.

Vào giữa những năm 2010, hơn 7 triệu căn hộ được xây dựng mỗi năm. Bất động sản nhanh chóng trở thành “xương sống” của nền kinh tế Trung Quốc và tạo ra rất nhiều việc làm, hỗ trợ tài chính cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên, khi nền kinh tế trở nên phụ thuộc quá nhiều vào bất động sản, chính phủ nước này thẳng tay trừng phạt các nhà phát triển nợ nần chồng chất và tuyên bố rằng “nhà là để ở, không phải để đầu cơ”.

Chỉ sau vài năm, các công ty sụp đổ dưới gánh nặng nợ nần và doanh số bán nhà sụt giảm. Người dân lúc này mới nhận ra sai lầm, trong khi tình trạng mất niềm tin sâu sắc ngày càng gia tăng đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc – những người đang tìm mọi cách vực dậy ngành công nghiệp suy yếu song hiệu quả chẳng được là bao. Rắc rối lên tới đỉnh điểm khi phía tòa án lệnh cho ‘gã khổng lồ’ một thời Evergrande ngừng hoạt động và thanh lý tài sản.

Giống như ngành công nghiệp mà nó từng thống trị, Evergrande chật vật tồn tại trong 2 năm sau khi không thể thanh toán trái phiếu đáo hạn cho các nhà đầu tư. Kết quả, đợt suy thoái vốn kéo dài nhất trong lịch sử không hề có dấu hiệu giảm nhiệt đành khép lại bằng lệnh thanh lý tài sản từ tòa án Hồng Kông.

“Đây rõ ràng là tin xấu cho các chủ nợ của Evergrande”, Mat Ng, giám đốc điều hành tại Grant Thornton, một công ty dịch vụ chuyên nghiệp chuyên tái cơ cấu nói với BI. “Với quy mô của Evergrande, việc thanh lý sẽ là một quá trình đầy thách thức và khả năng hoàn vốn cho các chủ nợ có thể sẽ thấp”.

Suy thoái trong lĩnh vực bất động sản đồng nghĩa với việc bất kỳ hoạt động bán tài sản nào của Evergrande đều có thể bị trả giá “rất bèo”, theo John Bringardner, người đứng đầu Debtwire, một cơ quan dữ liệu về thu nhập cố định. Chủ nợ và khách hàng của nhà phát triển kỳ cựu này chính là những nạn nhân lớn nhất.

Không đủ khả năng mua một căn hộ tại thành phố đông dân đắt đỏ, Emily và chồng người Anh quyết định đến tỉnh Giang Tây phía nam để chọn mua tổ ấm thuộc dự án của Evergrande. Căn hộ nằm trên tầng 14 – con số không được may mắn cho lắm vì 4 là ‘tử’.

Khi vấn đề thanh khoản tiêu cực bắt đầu gia tăng, Emily và một số người mua trong nhóm WeChat 500 thành viên đã nhanh chóng kiến nghị với chính quyền địa phương. Dự án khi đó được cam kết sẽ hoàn thành trong vòng 1 năm nữa.

Zhang, chuyên viên trang điểm 42 tuổi đến từ tỉnh An Huy, từng mơ ước được chuyển đến căn hộ mới cùng cha mẹ. Tuy nhiên, 2 năm sau khi trả hết khoản tiền đặt cọc cho căn hộ rộng 667 m2 trị giá 80.000 USD, mọi việc vẫn chưa đâu vào đâu.

“Tôi đã dùng hết tiền tiết kiệm của mình để trả tiền đặt cọc và thanh toán trước một phần cho căn hộ chưa hoàn thiện. Tôi không dám báo tin này cho bố mẹ. Nếu tôi làm vậy, họ sẽ lo phát ốm mất”, Zhang nói.

Được biết, người phụ nữ này đã làm rất nhiều công việc khác để trang trải khoản vay thế chấp cho căn hộ hiện tại, từ làm móng đến trang điểm đám cưới. Giờ đây, Zhang vô cùng hối hận vì đã xem nhẹ những tin đồn tiêu cực trước đây.

“Làm sao Evergrande có thể sụp đổ cơ chứ? Tôi mất ngủ và rụng tóc rất nhiều. Tôi không có tâm trí để nghỉ ngơi”, Zhang tâm sự. “Mất tiền nhưng tôi không nhận lại được gì. Mọi người khuyên tôi nên kiềm chế cảm xúc của mình”.

Sự sụp đổ của Evergrade đến nay là lớn nhất trong cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc – một cuộc khủng hoảng dai dẳng mấy năm qua, khiến tăng trưởng kinh tế lớn thứ hai thế giới thụt lùi và hàng loạt doanh nghiệp bất động sản khác rơi vào cảnh vỡ nợ, phá sản. Quá trình thanh lý Evergrande thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư toàn cầu, trong bối cảnh nhà đầu tư ngoại đã rút hàng tỷ USD vốn đầu tư khỏi Trung Quốc đại lục vì những lo ngại liên quan đến thay đổi chính sách.

Ông Gu Lin vài năm trước quyết định mua một căn hộ tại dự án One Riviera, phía Nam Thượng Hải, gần sông Hoàng Phố. Giá khi đó khá cao nhưng ông tin rằng BĐS còn dư địa phát triển, vậy nên đồng ý trả trước 70% vào tháng 3/2020 và dự kiến đưa gia đình chuyển vào sống trong mùa thu năm 2022.

Thế nhưng, đã hơn 2 năm trôi qua kể từ ngày dự định bàn giao nhà năm 2022, dự án One Riviera vẫn chỉ là một công trường dang dở. Thị trường bất động sản Trung Quốc lâm vào khủng hoảng khi nhiều tập đoàn vỡ nợ và chẳng đủ vốn để tiếp tục xây dựng, bàn giao dự án cho người dân.

Ông Gu cho hay bản thân sẽ lỗ khoảng 14 triệu Nhân dân tệ nếu không nhận được nhà và hiện có khoảng 300 người mua như ông đang phải chịu cảnh đã trả hết tiền mà không được nhân căn hộ. Nỗi buồn của ông bắt đầu chỉ 1 tháng sau khi chốt đặt mua căn hộ tại One Riviera.

“Cuộc khủng hoảng tài sản đang tạo ra một bầu trời u ám. Thời mà một số công ty bất động sản tặng xe Mercedes-Benz cuối năm cho nhân viên đã xa rồi”, Alex Capri , thành viên cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết.

Tại trung tâm thành phố Thạch Gia Trang phía bắc Trung Quốc, tấm băng dôn in khẩu hiệu “Hạnh phúc mỗi ngày” nằm lệch lạc trước khu chung cư xây dở. Đây là lời nhắc nhở sâu sắc nhất về sự sụp đổ của nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, sau khi khủng hoảng bất động sản càn quét toàn đại lục.

Dự án Central Plaza của Evergrande vốn đã đình trệ từ năm 2021. Thông báo trên trang web cho biết một nhà phát triển mới đang được tìm kiếm để nhanh chóng tiếp quản. Giới chức Trung Quốc khẳng định việc hoàn thiện những ngôi nhà dang dở là ưu tiên hàng đầu.

Hiện tại, những người dân đặt cọc mua nhà từ nhiều năm trước vẫn đang mắc kẹt. Một cư dân 38 tuổi mua 2 căn hộ chưa hoàn thiện với giá hơn 350.000 USD (8 tỷ đồng) vào năm 2017 cho biết: “Chúng tôi bó tay rồi. Chẳng có cách nào giải quyết vấn đề này”.

Dự án ở Thạch Gia Trang, một thành phố công nghiệp với khoảng 11 triệu dân, cho thấy sự sụp đổ của Evergrande khiến niềm tin người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào.

“Điều này khiến tôi mất niềm tin vào cơ quan quản lý nhà ở cũng như bất động sản”, người mua nhà của Evergrande nói với Reuters.

Theo: The Economist, WSJ, Reuters

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật