Chuyên gia cho biết chấn động xuất phát từ động đất có khả năng gây ra sức tàn phá lên tới 8 – 9 độ richter, hình thành những cơn sóng thần khủng khiếp, giết chết hàng trăm nghìn người, gây thiệt hại hàng tỷ USD.
Ủy ban Nghiên cứu động đất của Nhật Bản cũng tăng ước tính về xác suất xảy ra siêu động đất từ mức 74 – 81% lên 75 – 82%.
Ước tính này được đưa ra ngay sau khi xảy ra trận động đất lớn kéo theo sự sụt lún dọc rãnh Nankai – khe núi dưới biển dài 800 km chạy song song với bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản.
Rãnh Nankai là mảng kiến tạo đại dương của biển Philippines “chìm xuống” hay từ từ trượt xuống bên dưới mảng lục địa mà Nhật Bản nằm trên. Các mảng kiến tạo bị kẹt khi di chuyển sẽ tích trữ lượng lớn năng lượng giải phóng lúc bóc tách, có khả năng gây ra động đất lớn.
Trong hơn 1.400 năm qua, các trận động đất lớn ở rãnh Nam Khai xảy ra theo chu kỳ 100 – 200 năm. Lần cuối cùng ghi nhận vào năm 1946.
” Gần 80 năm trôi qua kể từ trận động đất cuối cùng và khả năng xảy ra trận động đất khác đang tăng lên hàng năm với tốc độ khoảng 1%”, quan chức của ban thư ký Ủy ban Nghiên cứu động đất nói.
Theo ước tính của chính phủ Nhật Bản vào năm 2012, những hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển chính có thể bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần cao hơn 30m. Nhiều khu vực đông dân cư trên đảo chính Honshu và Shikoku có thể bị sóng lớn tấn công chỉ trong vài phút.
Tháng 8/2024, Hiệp hội Khí tượng Nhật Bản (JMA) ban hành khuyến cáo đầu tiên về động đất lớn theo quy tắc lập ra sau trận động đất và sóng thần Tohoku tàn khốc xảy ra hồi năm 2011.
Báo cáo cho biết khả năng xảy ra trận động đất lớn mới dọc theo rãnh Nankai cao hơn bình thường sau trận động đất mạnh 7,1 độ richter khiến 15 người bị thương. Sau một tuần, lệnh khuyến cáo dỡ bỏ, nhưng lại gây ra tình trạng thiếu gạo và nhiều mặt hàng thiết yếu khác, do người dân tích trữ lại kho dự trữ khẩn cấp.
Vào năm 1707, tất cả các đoạn của rãnh Nam Khai vỡ cùng một lúc, gây ra trận động đất mạnh thứ hai từng được ghi nhận ở quốc gia này. Trận động đất đó cũng là trận động đất gây ra vụ phun trào cuối cùng của núi Phú Sĩ.