spot_img
21 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhChuyên gia phương Tây: Nga 'gặp khó' sau khi đường ống khí...

Chuyên gia phương Tây: Nga 'gặp khó' sau khi đường ống khí đốt đi qua Ukraine bị đóng sập, dự trữ thanh khoản được dự báo tiếp tục giảm mạnh trong vài tháng tới

Một nhà kinh tế cho biết một số dấu hiệu cảnh báo đã xuất hiện ở nền kinh tế Nga.

Kinh tế Nga cho đến nay vẫn thể hiện sức tăng trưởng tốt, song các nhà kinh tế lại chỉ ra một số tín hiệu cảnh báo đã xuất hiện. Tuy nhiên, ngân sách là vấn đề đáng chú ý nhất vì dự trữ thanh khoản của Moscow được dự đoán là sẽ cạn kiệt vào mùa thu năm 2025.

Anders Åslund, một nhà kinh tế người Thụy Điển và là cựu thành viên của tổ chức nghiên cứu Atlantic Council, cho biết Nga rủi ro rơi vào “lạm phát đình trệ”, tức là lạm phát cao đi kèm với tăng trưởng chậm chạp.

Trước cuộc họp của ngân hàng trung ương Nga (CBR) vào cuối tháng 12, hầu hết các nhà quan sát đều kỳ vọng lãi suất chủ chốt sẽ tăng từ 21% đến 23% nhưng CBR vẫn giữ nguyên lãi suất, dù lạm phát đã tăng từ 8,4% lên 9,5% trong 2 tháng.

Trong bối cảnh lãi suất vẫn ở mức cao, nhiều doanh nghiệp lớn của Nga đã phàn nàn về việc chi phí đi vay cao có thể gây ra làn sóng phá sản. Theo Åslund, kể từ khi chính phủ Nga kết thúc chương trình trợ cấp thế chấp vào tháng 7 năm ngoái, số lượng bất động sản mới xây giảm khoảng 50%, khiến 2 công ty phát triển bất động sản lớn nhất nước này là Samolet và PIK gặp nhiều khó khăn.

Ngoài lạm phát, đồng rúp của Nga cũng đang rớt giá, cùng với đó là tình trạng thiếu nhiều lao động. Åslund chỉ ra những yếu tố này có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng dài hạn của Nga.

Các nhà kinh tế khác cũng ước tính lạm phát của Nga vào tháng 12/2024 có thể đạt 9,8%, cao hơn so với mức 8,9% vào tháng trước đó bất chấp lãi suất cao kỷ lục. Theo đó, đây sẽ là năm thứ 5 liên tiếp ngân hàng trung ương Nga không đạt được mục tiêu lạm phát 4%.

Theo Vladimir Chernov, một nhà phân tích tại công ty môi giới Freedom Finance Global, đồng rúp giảm hơn 10% do lệnh trừng phạt mới của Mỹ và nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến khiến chi phí vay cao cũng không thể ngăn lạm phát tăng tốc.

Nhà kinh tế này cũng cho biết thêm dự trữ thanh khoản của của Nga đã giảm từ 117 tỷ USD vào năm 2021 xuống còn 31 tỷ USD vào cuối tháng 11 năm ngoái. Theo kế hoạch chi tiêu năm 2025, Moscow có thể sẽ chi kỷ lục 130,5 tỷ USD cho lĩnh vực quân sự.

Tuy nhiên, theo ông, khoản thiếu hụt quan trọng nhất đó là khoản tài trợ ngân sách vì khả năng kho dự trữ của Nga sẽ hết vào năm 2025. Một phần nguyên nhân của sự sụt giảm là do các lệnh trừng phạt của phương Tây đã cản trở Nga trong hoạt động đi vay. Tổng nợ nước ngoài của Nga đã giảm mạnh trong thập kỷ qua. Các khoản vay nước ngoài từ 729 tỷ USD vào năm 2023 xuống còn khoảng 293 tỷ USD vào tháng 9/2024.

Ngân hàng trung ương Nga dự báo tăng trưởng GDP sẽ giảm mạnh vào năm 2025, thấp hơn tới 0,5% so với mức ước tính 3,5% đến 4% vào năm ngoái.  Dẫu vậy, 2 yếu tố gây khó nhất cho nền kinh tế Nga – lạm phát và lãi suất, có thể sẽ giảm trong năm nay. CBR dự báo lạm phát sẽ ở mức 4,5% đến 5% vào cuối năm nay và lãi suất chủ chốt ở mức trung bình 17% đến 20% cho năm 2025.

Tham khảo Business Insider

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật