spot_img
28.5 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhChuyện ở nền kinh tế châu Á 44 tỷ USD: 76% ô...

Chuyện ở nền kinh tế châu Á 44 tỷ USD: 76% ô tô bán ra là xe điện, xe xăng bị áp thuế 180%, cảnh sát địa phương cũng chuyển sang sử dụng hoàn toàn xe điện

Các khoản trợ cấp của chính phủ, sản lượng thuỷ điện và nước láng giềng là "cường quốc sản xuất xe điện" đang giúp xe điện "di chuyển" vào Nepal nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác.

Xe điện “trỗi dậy” giữa lòng thành phố nhỏ

Thung lũng Kathmandu, nơi hơn 3 triệu cư dân sinh sống, từng nổi tiếng bởi những con đường hẹp chỉ đủ cho người đi bộ và xe xích lô.

Thế nhưng, giờ đây những con đường ấy chứng kiến xe buýt, xe máy, xe tải nhỏ và taxi di chuyển nhộn nhip, tất cả tạo nên một cảnh tượng ồn ào, khói bụi và đầy nguy hiểm. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của xe điện, với âm thanh êm ái và khí thải bằng không, như một làn gió mới giữa đô thị ngột ngạt.

Chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi, thị phần xe điện tại Nepal đã tăng vọt. Năm 2024, 76% xe chở khách và 50% xe thương mại nhẹ bán ra tại quốc gia này là xe điện. Đây là một con số đáng kinh ngạc nếu so với mức gần như bằng 0 chỉ cách đây năm năm.

Thị trường xe điện của Nepal hiện chỉ xếp sau một số quốc gia như Na Uy, Singapore và Ethiopia. Thành công này đến từ chính sách của chính phủ nhằm tận dụng nguồn thủy điện dồi dào, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu và cải thiện chất lượng không khí.

Sự hỗ trợ của Trung Quốc cũng đóng vai trò không nhỏ. Trong khi các nước phương Tây như Mỹ hay châu Âu tìm cách ngăn cản xe điện Trung Quốc để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước, Nepal lại mở rộng cửa đón nhận. Điều này không chỉ giúp quốc gia nhỏ bé này tiết kiệm ngoại tệ, mà còn truyền cảm hứng cho các nước đang phát triển khác về một lối đi sạch sẽ hơn trên hành trình hiện đại hóa.

Tuy nhiên, chuyển đổi sang xe điện không chỉ là chuyện chính sách. Nepal đã đầu tư hàng triệu USD cho trợ giá, cơ sở hạ tầng sạc và chính sách thuế ưu đãi. Thách thức đặt ra là liệu nước này có đủ kiên định theo đuổi chiến lược dài hạn hay không?

Tận dụng thủy điện, mở lối đi riêng

Động lực thúc đẩy cuộc cách mạng xe điện tại Nepal bắt nguồn từ một sự kiện có phần bất ngờ: căng thẳng biên giới với Ấn Độ vào năm 2015 khiến nguồn cung xăng dầu, khi đó là nguồn năng lượng chủ yếu, bị gián đoạn nghiêm trọng. Từ đó, chính phủ Nepal quyết định đầu tư mạnh vào thủy điện và hạ tầng điện lưới. Hiện nay, gần như toàn bộ hộ gia đình tại nước này đã có điện, và tình trạng mất điện luân phiên đã chấm dứt.

Chuyện ở nền kinh tế châu Á 44 tỷ USD: 76% ô tô bán ra là xe điện, xe xăng bị áp thuế 180%, cảnh sát địa phương cũng chuyển sang sử dụng hoàn toàn xe điện- Ảnh 1.

Các trạm sạc xe điện được xây dựng ở khắp nơi, trên trạm dừng đường cao tốc, khách sạn hay thậm chí là các quán cafe.

Thế nhưng, dù có nguồn điện sạch, xe điện vẫn là món hàng xa xỉ đối với phần lớn người dân với mức thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 1.400 USD. Nhằm khắc phục rào cản chi phí, Nepal đã giảm mạnh thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đối với xe điện xuống tối đa 40%, trong khi xe chạy xăng bị đánh thuế lên đến 180%. Kết quả là, một mẫu SUV điện của Hyundai hiện có giá dưới 38.000 USD, rẻ hơn cả bản chạy xăng.

Đồng thời, Cơ quan Điện lực Nepal đã xây dựng 62 trạm sạc trên toàn quốc và khuyến khích khu vực tư nhân tham gia bằng cách miễn thuế nhập khẩu thiết bị sạc, hỗ trợ máy biến áp – vốn là linh kiện đắt đỏ nhất.

Giá điện dành cho trạm sạc cũng được thiết lập thấp hơn thị trường, khiến chi phí sạc điện rẻ hơn tới 15 lần so với đổ xăng. Nhờ vậy, hàng loạt nhà hàng, khách sạn và hộ gia đình đã lắp đặt khoảng 1.200 trạm sạc công cộng và nhiều trạm tư nhân khác.

Song, để chuyển đổi toàn diện, Nepal cần mở rộng việc sử dụng xe điện trong giao thông công cộng.

Dù hiện đã có 41 xe buýt điện do công ty bán công Sajha Yatayat vận hành, nhưng con số này chưa thấm vào đâu so với nhu cầu. Trung Quốc đã đề nghị tặng thêm 100 xe buýt điện dài 12 mét, vừa giúp Nepal tiến gần hơn đến mục tiêu giao thông bền vững.

Chìa khóa cho một tương lai xanh

Một điều dễ nhận thấy là cuộc cách mạng xe điện tại Nepal không chỉ xuất phát từ chính sách mà còn nhờ những con người tiên phong.

Yamuna Shrestha, một doanh nhân từng phân phối thiết bị năng lượng mặt trời của BYD, đã nhìn thấy tiềm năng từ sớm. Bà trở thành người đầu tiên đưa xe điện BYD vào Nepal khi hầu hết đều hoài nghi. Đến nay, bà đã mở 18 đại lý và dự kiến bán ra 4.000 xe trong năm 2025.

Chuyện ở nền kinh tế châu Á 44 tỷ USD: 76% ô tô bán ra là xe điện, xe xăng bị áp thuế 180%, cảnh sát địa phương cũng chuyển sang sử dụng hoàn toàn xe điện- Ảnh 2.

Cảnh sát thành phố Lalitpur sử dụng hoàn toàn xe máy điện.

Tuy nhiên, không phải ai cũng lạc quan. Một số đại lý xe của Ấn Độ cho biết họ không thể cạnh tranh nổi với giá và chất lượng của xe Trung Quốc. Rajan Babu Shrestha, đại lý của Tata Motors, cảnh báo nếu chính sách hỗ trợ bị rút lại, thị trường có thể quay về xe chạy xăng.

Ngân hàng trung ương Nepal đã nâng mức đặt cọc tối thiểu cho mua xe điện, trong khi chính phủ thì tăng nhẹ thuế nhập khẩu để bù đắp ngân sách giảm sút.

Ngoài ra, vấn đề môi trường cũng cần được nhìn nhận toàn diện hơn. Hiện chưa có kế hoạch rõ ràng cho việc thu hồi và tái chế pin. Các đại lý lo ngại những dòng xe kém chất lượng có thể làm mất niềm tin của người tiêu dùng. Họ kêu gọi thành lập một cơ quan kiểm định độc lập để giám sát an toàn và chất lượng xe.

Đặc biệt, nếu muốn làm sạch không khí thật sự, Nepal cần giải quyết đội xe máy chạy xăng đông đảo cùng hệ thống xe buýt diesel cũ kỹ.

Thị trưởng thành phố Lalitpur, Chiri Babu Maharjan, đang nỗ lực giảm lượng xe chạy nhiên liệu hóa thạch nhưng thừa nhận đây là thách thức lớn. Một cơ quan điều phối giao thông khu vực có thể là giải pháp, nhưng tiến trình thành lập đang bị chậm trễ do tranh cãi chính trị.

“Thung lũng Kathmandu như đang chờ ai đó bật công tắc,” ông Kanak Mani Dixit – cựu chủ tịch Sajha Yatayat, nhận định. “Trùng hợp thay, đây chính là thời điểm xe buýt điện xuất hiện. Chỉ cần thêm vài năm nữa, mọi thứ có thể thay đổi hoàn toàn.”

Không nằm ngoài xu thế, Việt Nam cũng đang tiến những bước dài trên hành trình phổ dụng xe điện. VinFast, doanh nghiệp xe điện thuần Việt, đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành xe điện tại Việt Nam, góp phần vào chiến lược bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Với việc ra mắt các mẫu xe điện thông minh và tiên tiến, VinFast không chỉ nâng cao chất lượng giao thông mà còn giảm thiểu khí thải, giúp cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị lớn. Bằng cách xây dựng hệ thống trạm sạc rộng khắp và cam kết phát triển bền vững, VinFast đang tạo ra sự chuyển mình mạnh mẽ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Sự xuất hiện của VinFast trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại các quốc gia như Mỹ và Ấn Độ, càng khẳng định vai trò của Việt Nam trong việc hội nhập vào xu thế toàn cầu về xe điện, thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Tham khảo NYT

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật