spot_img
26 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhCông ty mới thành lập của Trung Quốc gây 'sốc' với tham...

Công ty mới thành lập của Trung Quốc gây 'sốc' với tham vọng xây hệ thống 'đũa gắp' tên lửa không khác gì SpaceX, muốn 'vượt mặt' Elon Musk để sản xuất tên lửa lớn nhất thế giới

Công ty startup sản xuất tên lửa của Trung Quốc – Cosmoleap, mới đây thông báo đã huy động được hơn 100 triệu Nhân dân tệ (14 triệu USD) để phát triển tên lửa tái sử dụng Yueqian cùng hệ thống thu hồi.

Theo Interesting Engineering, đoạn video mô phỏng hoạt động của Yueqian rất giống với tên lửa Starship của SpaceX, với nội dung Yueqian bay về mặt đất và được hệ thống thu hồi như 2 chiếc đũa đỡ lấy. 

Tháng trước, SpaceX đã khiến cả thế giới choáng ngợp khi sử dụng bệ phóng để thu hồi tầng đầu tiên của Starship là tên lửa đẩy Super Heavy. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều bình luận trên mạng xã hội cho biết Starship và Yueqian có sự tương đồng lớn về ý tưởng. Trên nền tảng X, một người bình luận “ngay cả hệ thống đẩy nhìn cũng giống nhau”. 

Tên đầy đủ của Cosmoleap là Beijing Dahang Transition Technology Company. Công ty này mới được thành lập vào tháng 3/2024 và mang theo tham vọng lớn khi là một liên doanh mới nhưng lại có dự án tầm cỡ như Starship của SpaceX. Song, Cosmoleap vẫn đủ khả năng để thuyết phục các nhà đầu tư. 

Công ty mới thành lập của Trung Quốc gây 'sốc' với tham vọng xây hệ thống 'đũa gắp' tên lửa không khác gì SpaceX, muốn 'vượt mặt' Elon Musk để sản xuất tên lửa lớn nhất thế giới- Ảnh 1.

Video mô phỏng hoạt động của tên lửa Yueqiang.

Công ty này mới đây cho biết, họ đã nhận được khoản tài trợ qua một thông cáo báo chí vào ngày 1/11. Cụ thể, các quỹ Shenergy Chengyi, Tiangchuang Capital, Legend Capital và một số nhà đầu tư mạo hiểm khác đã tham gia vào vòng gọi vốn. 

Dù tên lửa Yueqian được mô phỏng hoạt động giống với Starship nhưng công ty này vẫn chưa nhắm đến Sao Hoả. Theo SpaceNews, Cosmoleap đang phát triển một tên lửa để hỗ trợ việc xây dựng hoạt động internet vệ tinh. Trong khi đó, Starship cũng được thiết kế để triển khai các vệ tinh Starlink phiên bản thứ 2 của SpaceX. 

Theo Cosmoleap, công ty sẽ thực hiện chuyến phóng thử nghiệm cho Yueqian vào năm 2025 và 2026. Kế hoạch của Cosmoleap có thể là một nhiệm vụ không mấy dễ dàng, nhất là khi công ty này chưa từng phóng tên lửa lên quỹ đạo. 

Điều đáng chú ý là tên lửa Yueqian sẽ nhỏ hơn đáng kể so với Starship. Tên lửa mới sẽ dài 75 mét, trong khi Starship là 121 mét. Yueqian có thể mang tải trọng 10.460 kg lên quỹ đạo thấp của Trái đất, sau khi tầng đầu tiên được thu hồi, tải trọng sẽ còn 6.280 kg. 

Công ty mới thành lập của Trung Quốc gây 'sốc' với tham vọng xây hệ thống 'đũa gắp' tên lửa không khác gì SpaceX, muốn 'vượt mặt' Elon Musk để sản xuất tên lửa lớn nhất thế giới- Ảnh 2.

Hệ thống thu hồi tên lửa của Cosmoleap được so sánh là giống với của SpaceX.

Điều thú vị là Cosmoleap cũng đang có kế hoạch chế tạo một tên lửa lớn hơn Starship. Tên lửa này sẽ cao 126 mét, có khả năng mang 100 tấn tải trọng lên quỹ đạo thấp và 36 tấn khi được tái sử dụng. Công ty đặt mục tiêu thực hiện lần phóng đầu tiên vào năm 2030 và nếu thành công họ sẽ sở hữu tên lửa lớn nhất thế giới. 

Interesting Engineering nhận định đây là những mục tiêu cực kỳ tham vọng với một công ty còn non trẻ như Cosmoleap. Trước đây, nhiều công ty cũng đưa ra những lời hứa hẹn tương tự nhưng không lâu sau lại phá sản. 

Tuy nhiên, Cosmoleap là một trong số những công ty thuộc hệ sinh thái lĩnh vực hàng không vũ trụ tư nhân của Trung Quốc, như Space Pioneer, iSpace, Galactic Energy và Deep Blue Aerospace. Space Pioneer đã trở thành công ty đầu tiên trong lịch sử đưa tên lửa lên quỹ đạo ngay trong lần phóng đầu tiên. Trong khi đó, SpaceX đã phải mất 4 lần thử mới đạt mục tiêu với Falcon 1.

Theo Interesting Engineering

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật