spot_img
9 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhĐi trước thuế quan của ông Trump, Trung Quốc nhắm đến ‘vùng...

Đi trước thuế quan của ông Trump, Trung Quốc nhắm đến ‘vùng đất’ xuất khẩu tiềm năng thay thế Mỹ: Cùng thuộc BRICS nhưng không phải Nga hay Ấn Độ, là nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới

Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm các thị trường xuất khẩu tiềm năng trong trường hợp cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ bị hạn chế do thuế quan của ông Trump.
Đi trước thuế quan của ông Trump, Trung Quốc nhắm đến ‘vùng đất’ xuất khẩu tiềm năng thay thế Mỹ: Cùng thuộc BRICS nhưng không phải Nga hay Ấn Độ, là nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới- Ảnh 1.

Các cuộc bổ nhiệm nội các và tuyên bố chính sách của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã có tác động lớn đến Trung Quốc.

Ông Trump đã chọn những người theo đường lối cứng rắn với Trung Quốc, bao gồm ngoại trưởng Marco Rubio, cố vấn an ninh quốc gia Mike Walz và đại sứ tại Trung Quốc David Perdue. Ông cũng tuyên bố sẽ áp thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Gần đây, ông Trump đe dọa sẽ áp thuế 100% đối với 9 thành viên của khối BRICS, bao gồm Trung Quốc, nếu họ tìm cách làm suy yếu đồng đô la Mỹ.

Trung Quốc đang báo hiệu một số cách mà nước này sẽ phản ứng. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của hơn 100 quốc gia. Nếu thị phần thương mại tại Mỹ giảm đi, Bắc Kinh cần giao dịch nhiều hơn với các quốc gia có nền kinh tế tương đối lớn, bao gồm một số quốc gia BRICS.

BRICS gồm các thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Trong số này, thị trường Ấn Độ thoạt nhìn có vẻ tiềm năng đối với Trung Quốc. Nước này có dân số lớn nhất thế giới và GDP lớn thứ 5 toàn cầu. Nhưng Ấn Độ và Trung Quốc lại đang là đối thủ cạnh tranh.

Ấn Độ đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Trung Quốc. Hai nước có tranh chấp biên giới kéo dài. Mặc dù căng thẳng đã hạ nhiệt nhưng quan hệ ngoại giao song phương vẫn chưa có tiến triển lớn.

Vậy thì Brazil có thể là điểm đến phù hợp nhất đối với Trung Quốc. Brazil có dân số hơn 200 triệu người và là nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới năm 2023, thậm chí còn lớn hơn cả Nga. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nước này kể từ năm 2009. Theo tạp chí Economist, Brazil là một trong số ít quốc gia có thặng dư thương mại với Trung Quốc.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, tờ Economist tính toán, xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo khi Trung Quốc phản ứng với thuế quan bằng cách chuyển hướng sang mua các sản phẩm nông nghiệp của Brazil.

Sự thay đổi đó có thể trở nên rõ rệt hơn trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông Trump. Một nghiên cứu của Hiệp hội đậu nành và Hiệp hội nông dân trồng ngô Mỹ dự đoán mức thuế quan mới của Mỹ đối với các sản phẩm của Trung Quốc sẽ khiến nông dân trồng đậu nành của Mỹ thiệt hại 8 tỷ USD và nông dân trồng ngô thiệt hại 5 tỷ USD.

Trung Quốc cũng kỳ vọng xuất khẩu nhiều hơn sang Brazil. Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện tại thị trường ô tô lớn thứ 6 này. Hãng xe điện BYD và Great Wall của Trung Quốc đang có kế hoạch mở các nhà máy tại Brazil vào năm tới. Những nhà máy này chắc chắn sẽ nhập khẩu rất nhiều linh kiện từ Trung Quốc.

Trung Quốc và Brazil cũng đang xích lại gần nhau hơn về mặt ngoại giao. Trung Quốc gần đây đã nâng cấp mối quan hệ với Brazil.

Năm ngoái, Trung Quốc và Brazil đã thử nghiệm giao dịch bằng đồng nội tệ thay vì đô la Mỹ. Dù giá trị giao dịch rất nhỏ nhưng các nước khác có thể làm theo. Nếu vậy, đây sẽ là phép thử xem ông Trump có nghiêm túc về mức thuế 100% đối với các quốc gia rời xa đồng bạc xanh hay không.

Brazil có thể không phải là lựa chọn hoàn hảo nhất cho Trung Quốc nhưng sẽ bù đắp được phần nào cho “miếng bánh” bị thu nhỏ của Trung Quốc tại thị trường Mỹ.

Nông dân và chủ trang trại Mỹ cũng phải hy vọng nước này sẽ tìm được một thị trường có quy mô tương tự để bù đắp cho những gì họ có thể mất ở Trung Quốc trong những năm tới.

Theo Asia Times

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật