spot_img
26 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhĐô la Mỹ suy yếu, một đồng tiền Đông Nam Á tăng...

Đô la Mỹ suy yếu, một đồng tiền Đông Nam Á tăng lên mức cao nhất 10 năm

Đồng đô la Singapore đang giao dịch ở mức cao nhất trong vòng 10 năm so với đồng USD. Đồng tiền này tăng trong bối cảnh lãi suất của Mỹ giảm, cùng với sự tin tưởng của nhà đầu tư vào nền kinh tế của Singapore.
Đô la Mỹ suy yếu, một đồng tiền Đông Nam Á tăng lên mức cao nhất 10 năm- Ảnh 1.

Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) dữ kiến sẽ duy trì chính sách thắt chặt hơn so với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong thời gian tới. Điều này thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Đồng đô la Singapore hiện được xếp hạng là đồng tiền có hiệu suất tốt thứ ba trong số các đồng tiền châu Á trong năm nay, sau đồng tiền của Malaysia và Thái Lan.

Các nhà phân tích dự đoán đồng đô la Singapore sẽ tăng ở mức vừa phải. Joey Chew, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ngoại hối tại HSBC, cho biết: “Chúng tôi dự kiến đồng tiền này sẽ chậm lại, nếu không muốn nói là giảm nhẹ”.

Tính đến ngày 27/9, đồng đô la Singapore đã tăng giá lên khoảng 1,281 SGD đổi 1 USD. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 10/2014. Mức tăng mạnh bắt đầu vào khoảng tháng 8 và tăng tốc sau khi Fed khởi động chu kỳ cắt giảm lãi suất. Đồng tiền này đã tăng 3% trong năm nay.

Tuy nhiên, tính đến tháng này, đồng ringgit Malaysia và đồng baht Thái Lan đều vượt trội hơn đồng đô la Singapore, lần lượt tăng 11,3% và 6,3% trong năm nay. Nhưng hai loại tiền tệ này đã biến động nhiều hơn trong bối cảnh lãi suất của Mỹ tăng cao. Đồng ringgit Malaysia chạm mức thấp nhất trong 26 năm vào tháng 2.

Chiến lược gia vĩ mô Châu Á – Thái Bình Dương Wee Khoon Chong tại BNY cho biết đồng đô la Singapore được coi là nơi trú ẩn an toàn.

“Chúng tôi chưa thấy tác động tiêu cực đáng kể nào đến nền kinh tế Singapore do sức mạnh của đồng tiền. Có thể lập luận rằng sức mạnh của đồng tiền Singapore là kết quả của sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ, vai trò của quốc gia này như một điểm đến du lịch và trung tâm tài chính bao gồm sự bùng nổ trong quản lý tài sản”, chiến lược gia Chong nói thêm.

Đồng đô la Singapore mạnh hơn cũng là kết quả của chính sách tiền tệ thắt chặt từ MAS. Không giống như hầu hết các ngân hàng trung ương, chính sách tiền tệ của Singapore tập trung vào tỷ giá hối đoái. Các quan chức sẽ để đồng nội tệ tăng hoặc giảm so với các loại tiền tệ của các đối tác thương mại lớn nhằm ổn định giá cả. MAS cho biết tỷ giá hối đoái “có ảnh hưởng lớn hơn” đến lạm phát trong nước so với lãi suất.

Trong trường hợp không có thêm cú sốc nào nữa, các nhà kinh tế và nhà phân tích của Maybank dự kiến MAS sẽ nới lỏng nhẹ biên độ chính sách tỷ giá hối đoái của đồng đô la Singapore vào tháng 1 năm sau, “khi cả lạm phát lõi và lạm phát toàn phần đều ở mức dưới 2%”.

Tham khảo Nikkei Asia

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật