spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhDoanh thu lao dốc, trụ cột kinh tế Nga có nguy cơ...

Doanh thu lao dốc, trụ cột kinh tế Nga có nguy cơ hứng thêm đòn mới

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết tình hình thị trường dầu mỏ hiện tại có thể thôi thúc Mỹ áp thêm lệnh hạn chế mới lên ngành năng lượng của Nga.
Doanh thu lao dốc, trụ cột kinh tế Nga có nguy cơ hứng thêm đòn mới- Ảnh 1.

Mỹ đang cân nhắc các lệnh hạn chế mới đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết.

“Hiện tại, điều bất thường trên thị trường dầu mỏ là giá tương đối thấp, nhu cầu toàn cầu giảm nhưng nguồn cung lại tăng”, Bộ trưởng Yellen nói trong một cuộc phỏng vấn vào thứ Tư (11/12).

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang gặp áp lực bởi mối lo ngại về nhu cầu và nguồn cung dồi dào, một phần là do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm. Các nhà phân tích tại Macquarie dự báo nguồn cung dầu sẽ dư thừa vào năm tới.

Giá dầu thô Brent tương lai quốc tế giảm 4% tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay. Giá dầu thô West Texas Intermediate tương lai của Mỹ giảm 1% .

Doanh thu lao dốc, trụ cột kinh tế Nga có nguy cơ hứng thêm đòn mới- Ảnh 2.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen.

“Vì vậy, thị trường dầu mỏ toàn cầu đang yếu đi, có thể tạo cơ hội để Mỹ thực hiện một số hành động tiếp theo”, bà Yellen cho biết.

Yellen cho biết bà sẽ không đưa ra bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào nhưng Mỹ sẽ tiếp tục gây sức ép lên Điện Kremlin để chấm dứt xung đột.

Phản ứng trước khả năng Mỹ có thể áp lệnh trừng phạt dầu mỏ mới, Dmitry Peskov, người phát ngôn của Điện Kremlin, cho biết chính quyền Tổng thống Biden sắp mãn nhiệm sẽ để lại “di sản khó khăn” trong quan hệ Nga-Mỹ, hãng thông tấn nhà nước Tass (Nga) đưa tin.

Mỹ đang thắt chặt vòng vây đối với nguồn thu năng lượng của Nga.

Vào tháng 11, Mỹ đã trừng phạt Gazprombank, ngân hàng lớn cuối cùng của Nga được quyền truy cập vào hệ thống SWIFT để thực hiện các giao dịch thanh toán năng lượng của khách hàng quốc tế.

Những diễn biến này đánh dấu sự thay đổi so với lập trường mà Mỹ đã duy trì kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022. Trước đó, G7 và các đồng minh áp đặt mức giá trần đối với dầu Nga và hạn chế khả Nga tiếp cận các dịch vụ bảo hiểm, môi giới và hàng hải của phương Tây.

Do nguồn cung dầu dồi dào trên toàn cầu trong bối cảnh nhu cầu giảm nên khả năng giá tăng đột biến sẽ thấp hơn ngay cả khi không tính đến sản lượng dầu Nga trên thị trường.

Giữa “bão” trừng phạt của phương Tây đối, Nga đã bán phần lớn dầu cho Ấn Độ và Trung Quốc.

Theo tính toán, vào tháng 11, doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái do giá năng lượng sụt giảm.

Theo BI

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật