spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhEU trên đường 'cai' khí đốt Nga

EU trên đường 'cai' khí đốt Nga

Kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra hơn 3 năm trước, khối EU đã thực hiện lộ trình 'cai dần' nguồn khí đốt Nga.
EU trên đường 'cai' khí đốt Nga- Ảnh 1.

Minh họa/INT

Một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn nhất của châu Âu trong cuộc xung đột Nga – Ukraine là khí đốt, khi khu vực này vừa áp hàng nghìn lệnh cấm vận Moscow nhưng lại chưa thể từ bỏ được hoàn toàn nguồn cung khí đốt từ Nga.

Trong một động thái liên quan mới nhất là việc Thủ tướng Slovakia Robert Fico trở thành một trong những nhà lãnh đạo châu Âu hiếm hoi đến thăm Nga từ ngày 22/12 vừa qua và có cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Vladimir Putin. Nội dung chính trong chuyến đi này không nằm ngoài việc thảo luận về tương lai cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu.

Sự kiện diễn ra ngay trước thời điểm hợp đồng quá cảnh khí đốt Nga qua Ukraine hết hạn nên đây được coi là nỗ lực của Thủ tướng Slovakia nhằm cứu vãn mối quan hệ về năng lượng giữa EU và Nga vốn đang rơi xuống đáy vài năm vừa qua. Ngoài chuyến thăm này, các nhà lãnh đạo EU còn có hàng loạt động thái khác nhưng theo giới phân tích là đều không mấy hiệu quả.

Kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra hơn 3 năm trước, khối EU đã thực hiện lộ trình “cai dần” nguồn khí đốt Nga và đa dạng hóa nguồn cung để không bị phụ thuộc. Đến nay, các nước EU gần như chia thành các nhóm có cách tiếp cận khác nhau về vấn đề nguồn cung năng lượng từ Nga, trong đó nhóm đầu tiên gồm Slovakia mong muốn cứu vãn nguồn cung này.

Nhóm các nước EU này như Slovakia, Czech, Áo hiện vẫn nhập khẩu khí đốt từ Nga thông qua đường ống vận chuyển khí đốt từ Siberia và quá cảnh qua lãnh thổ Ukraine. Các nước này còn nhận khí đốt Nga từ tuyến đường ống thứ hai mang tên Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (Turk Stream) bằng đường ống dưới Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ và vào Hungary.

Những nước này vẫn đang phụ thuộc đáng kể vào nguồn khí đốt của Nga nên vẫn duy trì lập trường có lợi cho các lợi ích của Nga tại châu Âu. Bên cạnh đó là nhóm các nước có xu hướng mong muốn giảm ảnh hưởng của nguồn năng lượng Nga với EU nhưng không ủng hộ xóa bỏ triệt để nguồn cung này. Các nước này không phụ thuộc vào nguồn khí đốt Nga mà muốn sử dụng đây như một trong những đối tác để duy trì sự đa dạng hóa nguồn cung khí đốt của mình.

Hiện, năng lượng hóa thạch của Nga nhập vào châu Âu đã giảm mạnh so với trước khi xung đột xảy ra nhưng vẫn còn giá trị lớn. Theo Viện Nghiên cứu Bruegel tại Brussels (Bỉ), nhiên liệu hóa thạch Nga nhập vào EU đạt khoảng 1 tỷ USD mỗi tháng vào cuối năm 2023, giảm mạnh so với mức cao nhất lên tới 16 tỷ USD mỗi tháng vào đầu năm 2022 trước thời điểm xung đột Nga – Ukraine nổ ra.

Tính đến năm 2023, lượng khí đốt Nga vẫn chiếm 15% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU và Nga là nhà cung cấp lớn thứ ba của khối sau Na Uy và Mỹ. Dù đã áp hàng nghìn lệnh cấm vận vào Nga và muốn đưa tỷ lệ khí đốt Nga xuống thấp và dần về mức 0%, nhưng đến nay, nỗ lực này của EU vẫn chưa thực sự đạt được như kỳ vọng.

Tuy nhiên, xu hướng “cai” nguồn năng lượng Nga của EU đang có chuyển biến khi Ba Lan chuẩn bị đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng châu Âu luân phiên. Nước này đang kêu gọi áp dụng các biện pháp trừng phạt rộng rãi nhất có thể đối với Moscow, tăng rào cản đối với nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Bên cạnh đó, hiện EU cũng đã thu thập đủ lượng khí đốt dự trữ đạt tương đương 1/3 lượng tiêu thụ hàng năm của khối. Điều này khiến các nhà quan sát nhận định kỷ nguyên khí đốt Nga từ thời hoàng kim nắm giữ 45% năng lượng EU đang tiến dần đến mức 0% từ năm 2025.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật