spot_img
18 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhGiá khí đốt chạm đỉnh hơn 2 năm, EU lo sốt vó,...

Giá khí đốt chạm đỉnh hơn 2 năm, EU lo sốt vó, cân nhắc biện pháp có thể làm rung chuyển thị trường năng lượng khu vực, cựu bộ trưởng nước châu Âu nói ‘vô ích’

EU đang cân nhắc áp giá trần khí đốt tạm thời trong bối cảnh giá khí đốt ở châu lục đang ở mức cao kỷ lục so với Mỹ.
Giá khí đốt chạm đỉnh hơn 2 năm, EU lo sốt vó, cân nhắc biện pháp có thể làm rung chuyển thị trường năng lượng khu vực, cựu bộ trưởng nước châu Âu nói ‘vô ích’- Ảnh 1.

Tuần này, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu được giao dịch ở mức cao nhất trong hơn 2 năm, một phần là do nhiệt độ thấp và thiếu gió đã cản trở sản xuất năng lượng tái tạo. Giá cao hơn từ 3-4 lần so với Mỹ, gây bất lợi nghiêm trọng cho các công ty châu Âu.

Vì vậy, Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét cơ chế giá trần tạm thời và sẽ đưa ra thảo luận tại cuộc họp vào tháng tới, Financial Times dẫn lời 3 nguồn tin quen thuộc với vấn đề cho biết.

Các cuộc thảo luận xung quanh cơ chế giá trần, mặc dù vẫn còn ở giai đoạn đầu, đã vấp phải phản ứng dữ dội từ các nhóm ngành.

Thứ Ba (11/2), 11 tổ chức, bao gồm hiệp hội các sàn giao dịch năng lượng châu Âu Europex và nhóm vận động hành lang thị trường tài chính AFME, đã gửi một lá thư cho chủ tịch EC, Ursula von der Leyen. Trong thư, họ cho rằng việc áp giá trần khí đốt có thể gây ra tác động tiêu cực đối với sự ổn định của thị trường năng lượng châu Âu và an ninh nguồn cung trên khắp lục địa.

Các tổ chức cũng cho rằng áp giá trần khí đốt sẽ “gây tổn hại đến lòng tin” vào Trung tâm Giao dịch Khí đốt TTF Hà Lan – cơ sở giao dịch và thanh toán giá khí đốt chính của EU. Điều này sẽ thúc đẩy cộng đồng khí đốt toàn cầu chuyển sang các mức giá tham chiếu khác bên ngoài EU, họ nhấn mạnh.

EU lần đầu tiên đề xuất mức áp giá trần khí đốt vào năm 2022, khi cuộc khủng hoảng năng lượng lên đến đỉnh điểm sau cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến nguồn cung khí đốt của Moscow tới châu Âu bị hạn chế. EU sau đó quyết định không đưa ra giá trần vì giá vẫn thấp hơn mức tham chiếu 180 euro/MWh.

Mức trần này chưa bao giờ được ban hành vì giá vẫn thấp hơn mức chuẩn 180 euro cho mỗi megawatt giờ.

Hai quan chức cấp cao EU cho biết khối cũng sẽ thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn các nhà giao dịch đẩy giá khí đốt lên cao vào mùa hè khi các nước châu Âu tích trữ nhiên liệu cho mùa đông năm sau.

Một nhà ngoại giao EU cho biết một số quốc gia thành viên có thể sẽ “miễn cưỡng” áp dụng mức giá trần. Trong khi đó, Đức và Hà Lan nằm trong số các quốc gia phản đối.

“Vấn đề trọng tâm của châu Âu là cần mua đủ năng lượng để vận hành các ngành công nghiệp và sưởi ấm nhà cửa”, Amund Vik, cố vấn cấp cao tại Eurasia Group và cựu Bộ trưởng Năng lượng Na Uy nói. “Việc áp mức giá trần trên thị trường bán buôn sẽ không giải quyết được tình hình khi vấn đề chính là thiếu hụt năng lượng”.

Theo FT

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật