spot_img
16 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhHạn chót đến gần, Nga và Ukraine quyết định không gia hạn...

Hạn chót đến gần, Nga và Ukraine quyết định không gia hạn thoả thuận trung chuyển khí đốt, châu Âu 'đứng ngồi không yên'

Reuters đưa tin, Moscow và Kyiv đã không đạt được thoả thuận tiếp tục trung chuyển khí đốt sang châu Âu do Azerbaijan làm trung gian.

Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu Azerbaijan tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận với Nga về thoả thuận trung chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraine vốn sẽ hết hạn vào cuối năm nay.

Hôm 19/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết rằng rõ ràng sẽ không có thoả thuận mới nào với Kyiv để vận chuyển khi đốt của Nga qua Ukraine để đến châu Âu.

Sau khi mâu thuẫn giữa 2 nước xảy ra, Ukraine thông báo sẽ không gian hạn hợp đồng trung chuyển gần 15 tỷ mét khối khí đốt của Nga đến EU mỗi năm. Trước cuộc xung đột, lượng khí đốt được trung chuyển lên đến 150 tỷ mét khối.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Kyiv có thể xem xét tiếp tục vận chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu, nhưng với điều kiện là Moscow sẽ không nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào trừ khi cuộc xung đột kết thúc. Đây là một điều kiện mà Nga khó có thể chấp nhận.

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết thoả thuận trung chuyển khí đốt sẽ kết thúc vào sáng ngày 1/1. Ông nói rằng, việc trung chuyển chỉ có thể được tiếp tục nếu nguồn cung khí đốt không phải là từ Nga và phải được EC yêu cầu.

Tập đoàn dầu khí thuộc sở hữu nhà nước của Azerbaijan, SOCAR, đóng vai trò là trung gian cho các cuộc đàm phán giữa các công ty năng lượng Ukraine và Nga trong gần 1 năm qua, theo yêu cầu của Ukraine và EU.

Nguồn tin nội bộ của SOCAR tiết lộ thêm, các quan chức cấp cao đã gặp mặt đại diện cấp cao của các công ty năm nượng Ukraine vào ngày 2/5 tại Istanbul và 29/8 tại Vienna. Tuy nhiên, cả phía Nga và Ukraine đều không thể đi đến thống nhất về các điều khoản.

Việc Nga và Ukraine không thể gia hạn thoả thuận sẽ khiến nhiều quốc gia EU lo ngại, đặc biệt là Slovakia. Slovakia nhập khẩu 3 tỷ mét khối khí đốt từ Gazprom mỗi năm, đáp ứng hầu hết nhu cầu trong nước. Quốc gia này đã tăng cường các nỗ lực ngoại giao để đảm bảo dòng năng lượng không bị gián đoạn.

Áo và Hungary cũng là các nước phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga, mặc dù ở mức độ khác nhau. Đầu tháng này, tập đoàn năng lượng OMV của Áo đã chấm dứt hợp đồng dài hạn với Gazprom sau khi Nga cắt nguồn cung, khi Gazprom cho rằng tập đoàn này nợ tiền khí đốt mà không trả.

Tham khảo Reuters

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật