spot_img
26 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhHội chứng sợ mua sắm, hoãn cưới xin, từ chối đầu tư...

Hội chứng sợ mua sắm, hoãn cưới xin, từ chối đầu tư vì bầu cử: Chuyện lạ 4 năm diễn ra một lần ở nền kinh tế lớn nhất thế giới

Dù tháng 10-11 là mùa cao điểm đám cưới nhưng năm nay các cặp đôi đều cố tình tránh né. Trong khi đó các sàn bất động sản, đại lý bán ô tô hay đầu tư tài sản đều chứng kiến sự suy giảm vì người dân Mỹ chờ đợi kết quả bầu cử năm 2024.
Hội chứng sợ mua sắm, hoãn cưới xin, từ chối đầu tư vì bầu cử: Chuyện lạ 4 năm diễn ra một lần ở nền kinh tế lớn nhất thế giới- Ảnh 1.

Đóng băng

Tờ New York Times (NYT) cho hay xu hướng sợ mua sắm lớn, ví dụ như mua nhà, xe hơi hay tổ chức tiệc cưới đang diễn ra ở Mỹ như thường lệ mỗi khi cuộc bầu cử Tổng thống bắt đầu. Đây được gọi là “Hội chứng sợ mua sắm vì bầu cử” (The Election Shopping Slump).

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, lạm phát cao, lãi suất cao và tỷ lệ thất nghiệp không thấp thì người tiêu dùng Mỹ đang thắt chặt hầu bao của mình để chờ đợi người chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng lần này sẽ có chính sách gì mới.

Một số người kỳ vọng Ứng cử viên Kamala Harris sẽ hỗ trợ tín dụng cho người mua nhà lần đầu, số khác thì cho rằng Ứng cử viên Donald Trump sẽ hạ thuế thấp hơn trong khi nhiều người thì chẳng quan tâm ai thắng cử mà chỉ muốn mọi thứ trở về như trước.

Theo NYT, rất nhiều cặp đôi đã tránh tháng 10/11 năm nay vì lo sợ cuộc bầu cử sẽ làm hỏng ngày lễ trọng đại kết hôn của mình. Nhiều đại lý ô tô và bất động sản thì cho biết người mua giảm hẳn do chờ đợi xem lãi suất hay giá cả có giảm không sau kết quả bầu cử. Điều này cũng xảy ra tương tự với nhiều nhà bán lẻ trực tuyến.

“Thị trường cứ như bị đóng băng vậy”, nhà môi giới bất động sản Antonio del Rosario tại New York than thở.

Hội chứng sợ mua sắm, hoãn cưới xin, từ chối đầu tư vì bầu cử: Chuyện lạ 4 năm diễn ra một lần ở nền kinh tế lớn nhất thế giới- Ảnh 2.

Ông Rosario cho hay cứ mỗi 4 năm khi mua bầu cử đến là cả người mua lẫn bên bán đều tự hỏi liệu kết quả bầu cử có làm thay đổi chính sách thuế, nền kinh tế và cả định hướng chung của đất nước hay không.

Tâm lý thị trường trong giai đoạn này cực kỳ nhạy cảm bởi người tiêu dùng ghét sự không chắc chắn. Khi mọi người cảm thấy tình hình không ổn định thì họ sẽ rút lui và tích trữ tài sản.

“Mọi người vẫn sẽ cần mua nhà hay ô tô, thế nhưng nếu có biến động thì việc tích trữ tiền lớn trong tài khoản vẫn yên tâm hơn”, tiến sĩ marketing Kelly Goldsmith tại Đại học Vanderbilt cho hay.

“Tôi chẳng muốn mua bán gì bây giờ bởi tình hình sẽ rõ ràng hơn sau 6 tháng nữa. Chắc chắn 100% là chẳng ai biết chuyện gì sẽ xảy ra”, anh Tom Handyside, một công dân 35 tuổi ở Kenosha nói.

Đồng quan điểm, giám đốc tài chính Brian T. Olsavsky của Amazon cho hay việc dự đoán hành vi của người tiêu dùng trong mùa bầu cử là khó hơn bình thường vì có quá nhiều yếu tố, sự kiện tác động.

“Cứ 4 năm một lần là sự không chắc chắn này lại diễn ra”, Cựu nhân viên đại lý ô tô Jerry Reynolds nói với NYT.

Theo NYT, sự không chắc chắn của người tiêu dùng này liệu có ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô như doanh số bán lẻ hay không thì chưa có một nghiên cứu nào kiểm chứng.

Tuy nhiên, NYT cho rằng doanh số bán lẻ mùa lễ cuối năm nay sẽ khác so với mọi năm.

Khảo sát của Cox Automotive cho thấy ¾ số người trả lời nhận định kết quả bầu cử sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, khoảng 60% cho biết chúng sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua xe hơi tiếp theo của mình và 78% thừa nhận sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn cho số tiền lớn khác để mua sắm.

Cốc cà phê 8 USD

Tờ NYT cho hay doanh số bán hàng sẽ tăng trở lại sau khi kết quả bầu cử rõ ràng hơn và điều này không phải vấn đề quá nghiêm trọng cho nền kinh tế số 1 thế giới.

Thậm chí trong cuộc bầu cử, người dân Mỹ vẫn mua sắm, có chăng là họ từ chối các món hàng xa xỉ hay những thứ tốn quá nhiều tiền.

Số liệu của Consumer Edge cho thấy các giao dịch bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ không giảm trong những tháng trước cuộc bầu cử năm 2016, 2018 và 2022.

Hội chứng sợ mua sắm, hoãn cưới xin, từ chối đầu tư vì bầu cử: Chuyện lạ 4 năm diễn ra một lần ở nền kinh tế lớn nhất thế giới- Ảnh 3.

“Khi cầm cốc cà phê Starbucks 8 USD trong tay, tôi cảm thấy mình có thể làm được nhiều điều”, tiến sĩ Goldsmith tại Đại học Vanderbilt cho hay việc mua sắm những thứ nhỏ nhặt có thể khiến nhiều người giảm bớt căng thẳng hoặc ảo tưởng mình kiểm soát được tình hình trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Tuy nhiên chi tiêu cho hàng không, du ngoạn, xa xỉ phẩm lại suy giảm.

Giám đốc điều hành Emily Luk của nền tảng quản lý tài sản trực tuyến Plenty thì cho hay khách hàng không muốn đầu tư vì lo sợ suy thoái kinh tế và bất ổn bầu cử.

Tương tự, chủ hãng sự kiện Alyssa Pettinato của Alinato Events tại Manhattan cho biết hoạt động cưới hỏi đang giảm mạnh trong tháng 10-11 vì ảnh hưởng từ bầu cử.

“Các cặp đôi đều đang chờ xem mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào rồi mới quyết định”, cô Pettinato cho biết.

Chủ sở hữu Susan Cordogan của Big City Bride ở Chicago cũng nhận thấy xu hướng tương tự khi nhiều khách hàng cố tình đặt tránh lịch cưới vào tháng 10-11 năm nay, dù đây là cao điểm mùa cưới ở các năm khác.

Nhiều cặp đôi lo lắng sự bất ổn chính trị có thể làm đảo lộn việc đi lại hoặc đóng cửa các con phố trong thành phố, trong khi số khác thì sợ bạn bè, người thân, gia đình có quan điểm chính trị đối lập sẽ chỉ trích lẫn nhau, phá hỏng bữa tiệc.

*Nguồn: NYT

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật