Việc Ukraine không đồng ý gia hạn thoả thuận trung chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ nước này, nhiều quốc gia EU đã lo ngại về nguồn khí đốt trên khắp khu vực. Trước đây, Nga đã cung cấp gần 40% khí đốt tự nhiên cho EU thông qua đường ống.
Các số liệu mới nhất cho thấy Bồ Đào Nha đang có lượng khí đốt hoạt động (WGV) trong kho cao nhất, vượt mức 100%. Thuỵ Điển đứng thứ hai với 88% và Ban Lan đứng thứ ba với gần 79%. Đây là lượng khí đốt có thể được bơm vào, lưu trữ hoặc rút ra trong quá trình vận hành thương mại bình thường của một cơ sở lưu trữ khí.
Ngược lại, Hà Lan có lượng khí đốt dự trữ thấp nhất là 48,96%, tiếp theo là Croatia với 49,71% và Pháp với 51,42%.
Dù tăng tỷ lệ lưu trữ, Bồ Đào Nha vẫn có lượng khí đốt dự trữ thấp thứ ba ở châu Âu với tổng cộng 3,59 Terawatt-giờ. Trong khi đó, Đức nắm giữ lượng khí đốt lớn nhất với 178,28 Terawatt-giờ.
Khi nhiệt độ giảm trên toàn khu vực, Uỷ ban khẳng định rằng nguồn cung khí đốt sẽ không bị đe doạ. Uỷ ban tuyên bố vào ngày 2/1: “Nguồn cung cấp khí đốt đã được đảm bảo thông qua các tuyến đường thay thế (Đức, Ý) và thông qua kho dự trữ. Mức lưu trữ là 72%, cao hơn một chút so với mức trung bình (69%) vào thời điểm này trong năm”.
Tuy nhiên, đầu năm nay, kho dự trữ của EU chỉ đầy hơn 70%, thấp hơn so với mức 86% của năm trước.
Slovakia, Hungary và Áo vẫn tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt qua đường ống của Nga kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, 65% nhu cầu khí đốt vào năm 2023 tại ba quốc gia này được cung cấp bởi đường ống trung chuyển khí đốt của Ukraine.
Slovakia đã công khai chỉ trích quyết định không gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga của Ukraine. Thủ tướng Robert Fico đã tuyên bố rằng quyết định này sẽ gây tổn hại cho EU nhiều hơn so với Điện Kremlin. Ông Fico cũng dọa sẽ cắt giảm dòng điện đến Ukraine và giảm viện trợ cho người tị nạn Ukraine.
Theo Euro News