spot_img
26.8 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhKhoan thủng đất đá, một quốc gia phát hiện “kho báu” vô...

Khoan thủng đất đá, một quốc gia phát hiện “kho báu” vô hạn, tiềm năng cung cấp năng lượng trong 17 tỷ năm, gấp 140 lần nhu cầu điện toàn cầu hiện tại

Với phương pháp khai thác mới, nguồn năng lượng tưởng chừng như quen thuộc lại trở thành tương lai cho nhân loại.

Trong lòng sa mạc bang Utah của Mỹ, một giếng khoan sâu gần 5 km vừa được hoàn thành chỉ trong 16 ngày. Với tốc độ khoan đáng kinh ngạc 90 mét mỗi giờ, dự án của công ty Fervo Energy không nhằm tìm kiếm dầu mỏ, mà hướng đến khai thác nguồn năng lượng sạch từ lòng đất: địa nhiệt thế hệ mới.

Khác với phương pháp truyền thống vốn phụ thuộc vào điều kiện địa chất đặc biệt như hồ nước ngầm tự nhiên, công nghệ “địa nhiệt tăng cường” cho phép nhân tạo hóa toàn bộ quá trình, chỉ cần có nhiệt.

Fervo khoan hai giếng sâu xuống lớp đá nóng, rồi bơm nước áp suất cao để tạo vết nứt trong đá (giống kỹ thuật fracking trong khai thác dầu khí). Nước hấp thụ nhiệt rồi được đưa trở lại mặt đất, tạo ra nguồn năng lượng sạch liên tục 24/7.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), địa nhiệt thế hệ mới có thể đáp ứng nhu cầu điện toàn cầu cao gấp 140 lần hiện tại.

Hiện nay, Fervo đang xây dựng nhà máy địa nhiệt thế hệ mới lớn nhất thế giới tại Utah, với công suất mục tiêu 500 megawatt vào năm 2028. Lượng điện đủ cấp cho hơn 375.000 hộ gia đình. Giai đoạn đầu dự kiến vận hành 100 megawatt vào năm 2026. Công ty cũng đã ký hợp đồng cung cấp điện cho các trung tâm dữ liệu của Google và các công ty điện lực với tổng công suất 600 megawatt.

Khoan thủng đất đá, một quốc gia phát hiện “kho báu” vô hạn, tiềm năng cung cấp năng lượng trong 17 tỷ năm, gấp 140 lần nhu cầu điện toàn cầu hiện tại- Ảnh 1.

Ngoài ra, Bộ Năng lượng Mỹ tài trợ dự án nghiên cứu Utah FORGE trị giá 300 triệu USD. Mục tiêu là tạo ra các hồ địa nhiệt nhân tạo ở nơi không có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Tháng 4/2024, FORGE đạt bước đột phá khi lần đầu tiên tuần hoàn nước thành công qua lớp đá sâu 2,4 km và đưa nước nóng lên mặt đất.

Tuy nhiên, địa nhiệt thế hệ mới cũng vấp phải nhiều thách thức như chi phí khoan sâu đắt đỏ, nguy cơ gây rung chấn địa chất, và yêu cầu kỹ thuật cao trong môi trường áp suất – nhiệt độ cực lớn. Sự kiện động đất 5,5 độ Richter tại Pohang (Hàn Quốc) năm 2017 được cho là do một dự án địa nhiệt gây ra. Đây vẫn là một hồi chuông cảnh báo.

Điểm đặc biệt của địa nhiệt là nhận được sự ủng hộ từ cả hai đảng tại Mỹ. Đảng Dân chủ đánh giá đây là nguồn năng lượng sạch tạo việc làm. Trong khi đó, đảng Cộng hòa xem đây là cách đạt độc lập năng lượng mà không phụ thuộc vào nước ngoài. Ngoài ra, nó tận dụng được lực lượng lao động và công nghệ từ ngành dầu khí.

David Turk – cựu Thứ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ – cho rằng nếu địa nhiệt cất cánh, đây sẽ là “một trong những công nghệ chuyển đổi lớn nhất của thế kỷ 21”.

CEO Tim Latimer của Fervo lạc quan: “Chỉ với nhiệt từ lòng đất, chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của nhân loại trong… 17 tỷ năm”.

Theo CNN

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật