spot_img
32 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhKinh tế Nga trụ vững trước 2 vạn lệnh trừng phạt: Trớ...

Kinh tế Nga trụ vững trước 2 vạn lệnh trừng phạt: Trớ trêu Mỹ cũng góp công lớn, đều đặn mỗi năm trả Nga 1 tỷ USD

Nga vượt "bão" trừng phạt nhờ các nguồn nhiên liệu quan trọng và khả năng thích nghi trước nghịch cảnh sau khi hàng loạt doanh nghiệp phương Tây rời đi.
Kinh tế Nga trụ vững trước 2 vạn lệnh trừng phạt: Trớ trêu Mỹ cũng góp công lớn, đều đặn mỗi năm trả Nga 1 tỷ USD- Ảnh 1.

Mỹ và đồng minh đã áp đặt khoảng 20.000 nghìn lệnh trừng phạt và hạn chế đối với Nga kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra năm 2022. Nhưng hơn 2 năm qua, kinh tế Nga vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP Nga có thể tăng hơn 3% trong năm nay, cao hơn cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Vậy động lực thúc đẩy kinh tế Nga đến từ đâu?

Dầu mỏ

Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới. Năm nay, doanh thu dầu khí của nước này dự kiến tăng 2,6% lên gần 240 tỷ USD bất chấp mức giá trần 60 USD/thùng do phương Tây áp đặt. Điện Kremlin đã lách mức giá trần bằng cách sử dụng “đội tàu bóng tối”.

Đội tàu bóng tối gồm khoảng 200 tàu, vận chuyển 1 triệu thùng dầu Nga mỗi ngày, Samir Madani từ 1 công ty chuyên theo dõi tàu chở dầu cho biết.

Madani cho biết phần lớn dầu Nga hiện nay đều xuất sang Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Một phân tích dựa trên dữ liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ cho thấy giá trị nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga đã tăng hơn 2.000% kể từ 2022.

Phần lớn lượng dầu thô này được chuyển đến một cảng của Ấn Độ có tên là Sikka. Tại đây, dầu được tinh chế thành các sản phẩm dầu khác, gồm xăng. Một lượng sản phẩm tinh chế sau đó được vận chuyển tới nơi khác bên ngoài Ấn Độ,

Giải pháp này của Nga chứng minh tính hiệu quả. Hầu như toàn bộ dầu thô của nước này đều được bán với giá cao hơn giá trần.

Uranium

Không chỉ Ấn Độ và Trung Quốc giúp thúc đẩy kinh tế Nga, mà chính Mỹ cũng đóng một vai trò quan trọng. Hầu hết uranium được làm giàu mà Mỹ mua có nguồn gốc từ nước ngoài, trong đó 1/4 đến từ Nga, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho biết.

Năm 1993, Nga và Mỹ đã ký một thỏa thuận 20 năm gọi là “Megatons to Megawatts”. Theo đó, Mỹ đồng ý mua uranium làm giàu từ Nga sau khi nước này ngừng sản xuất loại nhiên liệu quan trọng cho các nhà máy điện hạt nhân khoảng 1 thập kỷ trước.

Mỹ đang mua khoảng 1 tỷ USD uranium làm giàu từ Nga mỗi năm để vận hành 94 lò phản ứng hạt nhân đáp ứng khoảng 20% nhu cầu năng lượng của Mỹ. Tháng 5, Quốc hội Mỹ cấm khẩu uranium làm giàu từ Nga. Nhưng 1 quy định miễn trừ được áp dụng đến năm 2028 đã vô hiệu hóa lệnh cấm.

Năm ngoái, công ty năng lượng Centrus (Mỹ) đã bắt đầu làm giàu uranium tại một cơ sở ở Piketon, Ohio. Đây là công ty Mỹ duy nhất có khả năng làm điều này.

Centrus dự kiến xây dựng thêm 11.000 máy ly tâm trong thời gian tới. Tuy nhiên, Tổng giám đốc điều hành Amir Vexler ước tính rằng, theo kịch bản lạc quan nhất, sẽ mất 6-7 để những máy ly tâm này đạt công suất tối đa và chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào nguồn cung từ Nga.

Công ty Nga thay đổi chiến thuật kinh doanh

Các công ty Nga đã nhanh chóng thay đổi chiến thuật kinh doanh kể từ khi xung đột nổ ra. Sau khi một số doanh nghiệp phương Tây rút khỏi Nga hoặc ngừng hoạt động, các công ty nội địa đã nhanh chóng thay thế.

Giờ đây, Nga có Stars Coffee thay vì Starbucks, có Maag thay vì Zara, có Dobry Cola thay vì Coca cola. “Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký tại Nga đang ở mức cao kỷ lục”, chuyên gia kinh tế Richard Connolly thuộc Viện Royal United Services (Anh) cho biết.

Trong khi các lệnh trừng phạt cấm bán xe hơi như Mercedes hay Chrysler cho Nga, chúng vẫn được đưa vào Nga thông qua các bên thứ ba, chẳng hạn như Georgia, Kazakhstan và Trung Quốc. Dù bị đội giá trong quá trình nhập khẩu, nhiều người thu nhập cao ở Nga vẫn sẵn sàng trả tiền để sỡ hữu những chiếc xe đắt tiền. Theo ông Connolly, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nga hoạt động trung gian để mua xe từ bên thứ ba, rồi bán lại cho tầng lớp siêu giàu.

Chuyên gia này cũng nhận định, Nga dường như đã tìm ra lối đi riêng để phát triển kinh tế giữa xung đột. Tuy nhiên, việc Nga có tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng tốt trong tương lai hay không vẫn là một câu hỏi khó trả lời.

Tổng hợp

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật