spot_img
21.2 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhLáng giềng Việt Nam dùng AI để ‘đào’ kho báu: 1 nhân...

Láng giềng Việt Nam dùng AI để ‘đào’ kho báu: 1 nhân sự tạo ra gần 1 triệu USD sản lượng/năm, báo lãi cao gấp đôi ngân hàng lớn thứ 6 nước Mỹ

Trung Quốc sử dụng công nghệ AI trong toàn bộ quá trình khai thác than ở một khu mỏ lớn, đạt sản lượng ấn tượng và lãi cao hơn nhiều so với ngân hàng Morgan Stanley.

Tại Cao nguyên Hoàng Thổ ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, nơi có truyền thống khai thác than, các hoạt động sản xuất đều song hành với những công việc nặng nhọc và điều kiện đầy nguy hiểm. Song, khu mỏ Đại Hải ở địa phương này đang thay đổi định kiến đó.

Theo SCMP, mỏ than thuộc sở hữu của Tập đoàn Than Quốc gia Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, bất chấp giá than sụt giảm, đạt biên lợi nhuận ròng 40% vào năm 2024. Trong khi đó, biên lợi nhuận của ngân hàng lớn thứ 6 nước Mỹ, Morgan Stanley, chỉ đạt hơn 20% vào năm ngoái.

Thành tích của mỏ Đại Hải là kết quả của việc “dồn toàn lực” vào một cuộc cách mạng tự động hoá mạnh mẽ và gặp nhiều thách thức, theo Liang Yunfeng, giám đốc điều hành mỏ và kiến trúc sư của quá trình chuyển đổi này.

Với diện tích 266 km2 và trữ lượng than 3,2 tỷ tấn, sản lượng của mỏ Đại Hải vượt qua các mỏ than ngầm khác, đạt mức 20 triệu tấn hàng năm. Với sự giám sát của AI và 5G ở hầu hết mọi nơi, Đại Hải là mỏ than thông minh nhất từng được xây dựng, Hiệp hội Than Quốc gia Trung Quốc cho biết. 

Kể từ khi bắt đầu sản xuất vào năm 2023, 980 nhân sự của mỏ đã giám sát các nhóm robot kết nối 5G, hệ thống đào hầm tự động và thuật toán AI kết hợp với mọi hoạt động từ khai thác than đến sắp xếp toa tàu. Theo Liang, mỗi nhân sự tạo ra sản lượng hàng năm trị giá gần 1 triệu USD.

Láng giềng Việt Nam dùng AI để ‘đào’ kho báu: 1 nhân sự tạo ra gần 1 triệu USD sản lượng/năm, báo lãi cao gấp đôi ngân hàng lớn thứ 6 nước Mỹ- Ảnh 1.

Giao diện của hệ thống vận hành để giám sát nhà máy ở khu mỏ thông minh Đại Hải.

Ở độ sâu 640 mét dưới lòng đất, máy cắt được điều khiển bằng AI sử dụng công nghệ dẫn đường quán tính và lidar (phát hiện và đo khoảng cách bằng ánh sáng), để cắt vỉa than với độ chính xác từng milimét, điều chỉnh đường cắt theo thời gian thực để tránh nước dâng khiến mỏ bị ngập.

Liang cho biết họ chỉ cần một nhóm 4 người thực hiện các bước này.

Xe tải tự hành, được dẫn đường bởi hệ thống định vị ngầm, sẽ di chuyển qua các đường hầm đầy bụi để vận chuyển than đến các nhà máy làm sạch chạy bằng AI – nơi một công nhân có thể xử lý 1.100 tấn than mỗi ngày.

Giá than tại Trung Quốc đã giảm 18% vào năm 2024, song doanh thu của mỏ Đại Hải đạt 9,1 tỷ Nhân dân tệ (1,25 tỷ USD), lợi nhuận ròng đạt 3,8 tỷ Nhân dân tệ. Con số này tương đương với các thương hiệu thời trang xa xỉ.

Theo Liang, mô hình nhân sự tinh gọn của mỏ, cùng các khoản trợ cấp nghiên cứu và phát triển của chính phủ, đã giúp họ ghi nhận mức lợi nhuận lớn. 

Cuộc cách mạng AI của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở lĩnh vực khai thác than. Nhờ nguồn tài trợ của chính phủ, cơ sở hạ tầng 5G và AI, cả ngành hoá chất và các ngành khai thác công nghiệp lớn khác cũng ứng dụng công nghệ này một cách phổ biến.

Tham khảo SCMP

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật