spot_img
17 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhMáy bay quân sự Việt Nam gây sốt với điều chưa từng...

Máy bay quân sự Việt Nam gây sốt với điều chưa từng có: Việt Nam áp sát "mỏ vàng" hơn 950 nghìn tỷ

Ấn phẩm Global Business Press (Singapore) hé lộ điều "chưa từng có" trên máy bay huấn luyện quân sự Make in Vietnam vừa ra mắt lần đầu tiên tại châu Á.

Điều “chưa từng có”

Ấn phẩm hàng không và quốc phòng Global Business Press (Singapore) cho hay, sự xuất hiện gây chú ý lớn của máy bay huấn luyện và tuần tra quân sự TP-150 tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội đã đánh dấu màn ra mắt “đầu tiên tại châu Á” của mẫu máy bay này.

Đây là sản phẩm hợp tác giữa công ty Flying Legend Italy và Flying Legend Vietnam. Quá trình sản xuất được thực hiện tại nhà máy ở Vĩnh Phúc.

Trước đó, vào đầu tháng 12/2024, Flying Legend thông báo họ đã bắt đầu sản xuất máy bay tại Vĩnh Phúc, chỉ 1 năm sau khi ký kết thỏa thuận với các đối tác Việt Nam. Ngoài phiên bản máy bay huấn luyện quân sự, TP-150 có thêm phiên bản dân sự.

Ông Nguyễn Hoài Nam – Giám đốc kỹ thuật Công ty Flying Legend Việt Nam cho biết, toàn bộ khung thân của TP-150 đều được sản xuất ở Việt Nam.

Máy bay quân sự Việt Nam gây sốt với điều chưa từng có: Việt Nam áp sát "mỏ vàng" hơn 950 nghìn tỷ- Ảnh 1.

Máy bay huấn luyện – tuần tra TP-150 tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Ảnh: Flying Legend

Theo Global Business Press, việc sản xuất máy bay TP-150 dưới dạng các bộ kit lắp ráp lại là lựa chọn chưa từng có trong các máy bay huấn luyện quân sự. Phiên bản lắp ráp nhanh phát triển cho các thị trường thử nghiệm có thể được sử dụng để huấn luyện nhân viên bảo trì lắp ráp máy bay, qua đó giảm chi phí mua sắm và bảo trì.

“Flying Legend TP-150 là một mẫu máy bay huấn luyện quân sự cơ bản, được mô phỏng rất thành công theo mẫu máy bay huấn luyện hiệu suất cao Brazilian Embraer Tucano 312” – Global Business Press cho hay.

Theo ấn phẩm này, TP-150 nổi bật với chi phí mua sắm và bảo dưỡng thấp. Máy bay có khung nhôm và hệ thống càng hạ cánh siêu bền, cho phép thực hiện huấn luyện phi công quân sự. Bên cạnh đó, bề mặt máy bay được phủ lớp sơn epoxy bền màu, giúp bảo vệ cấu trúc trong suốt vòng đời máy bay.

TP-150 có trần bay 7.000m, tốc độ cất cánh 100km/h, vận tốc tối đa 300km/h và trọng lượng cất cánh tối đa 750kg. Đặc biệt, động cơ cánh quạt 915iS – 150HP (do Mỹ chế tạo) cho phép sử dụng các nhiên liệu thông thường như xăng A95, đồng thời giúp tối ưu việc tiêu thụ nhiên liệu, đảm bảo cho các nhiệm vụ bay trần cao và bay tầm xa.

Ngoài ra, TP-150 có thể hoạt động hiệu quả trên mặt đường sỏi, bê tông hoặc nhựa đường và chịu được sự khắc nghiệt của môi trường huấn luyện quân sự.

Ngôi sao đang lên

Hãng tin Reuters (Anh) cho hay, Việt Nam từ một nước nhập khẩu vũ khí lớn đã nỗ lực củng cố ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, trong đó thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm quân sự là ưu tiên hàng đầu.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nicholas Thorne – Phó Giám đốc phát triển giải pháp tại tổ chức tư vấn Defense Trade Solutions (Mỹ), việc tăng cường xuất khẩu thiết bị quốc phòng có thể mang tới nhiều lợi ích kinh tế.

Tương tự như các mặt hàng xuất khẩu khác, việc xuất khẩu thiết bị quốc phòng góp phần tạo ra cán cân thanh toán thuận lợi giữa các quốc gia, và củng cố quan hệ thương mại giữa các bên. Bên cạnh đó, việc này giúp ổn định tỷ lệ sản xuất, duy trì hoạt động các dây chuyền sản xuất, cho phép các công ty duy trì kinh doanh trong thời kỳ nhu cầu nội địa hạn chế.

Lợi nhuận từ việc xuất khẩu thiết bị quốc phòng có thể “chảy ngược lại” vào ngành công nghiệp quốc phòng nội địa, trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu và phát triển các loại khí tài quân sự có công nghệ cao hơn và hiệu quả hơn nữa.

Máy bay quân sự Việt Nam gây sốt với điều chưa từng có: Việt Nam áp sát "mỏ vàng" hơn 950 nghìn tỷ- Ảnh 2.

Cận cảnh chiếc TP-150 trong nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Ảnh: Flying Legend

Tae-jun Kang – cựu nhà báo của tờ Financial Times – nhận định, ngành công nghiệp quốc phòng như một “ngôi sao đang lên” của Việt Nam, đưa Việt Nam nổi lên như một thế lực triển vọng trong lĩnh vực xuất khẩu thiết bị quốc phòng.

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc phòng quốc tế năm nay, các công ty Việt Nam đã trưng bày một cách ấn tượng nhiều loại vũ khí mới và cải tiến, bao gồm tên lửa, súng, radar, máy bay không người lái…

Viettel – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Việt Nam – mang tới 80 sản phẩm quân sự công nghệ cao. Trong khi đó, Flying Legend Vietnam – liên doanh Việt-Ý “là dấu hiệu cho thấy khu vực tư nhân đang được tạo điều kiện thuận lợi tham gia vào ngành công nghiệp quốc phòng”.

Chi phí mua sắm và bảo dưỡng thấp là 2 yếu tố mang tính cạnh tranh thuận lợi cho TP-150 trên thị trường xuất khẩu. Lãnh đạo Flying Legend Vietnam cho biết, TP-150 chủ yếu sẽ được xuất khẩu sang các thị trường Nam Mỹ, Bắc Phi và châu Á – Thái Bình Dương, phần lớn sử dụng trong lực lượng không quân của các nước.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Fortune Business Insight (Ấn Độ), quy mô thị trường máy bay huấn luyện quân sự toàn cầu được định giá trị ở mức 26,16 tỷ USD (hơn 666 nghìn tỷ đồng) trong năm 2022 và dự kiến sẽ tăng lên 37,68 tỷ USD (hơn 959 nghìn tỷ đồng) vào năm 2030, dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 4,89%.

Trước đó, Việt Nam đã cho thấy năng lực mạnh mẽ trong việc sản xuất các thiết bị hàng không quân sự phục vụ xuất khẩu.

Tháng 11/2023, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng & An ninh 2023, Viettel đã lần đầu tiên giới thiệu hệ thống mô phỏng huấn luyện kíp chỉ huy bay và buồng lái máy bay ra nước ngoài.

Tính năng ưu việt của hệ thống này đã giúp Việt Nam ký kết được thỏa thuận độc quyền với công ty PT. Bandara Praniagatama – công ty đào tạo phi công hàng đầu ở Indonesia.

Máy bay quân sự Việt Nam gây sốt với điều chưa từng có: Việt Nam áp sát "mỏ vàng" hơn 950 nghìn tỷ- Ảnh 3.

Ngành công nghiệp quốc phòng là “ngôi sao đang lên” của Việt Nam. Ảnh: Flying Legend

Việt Nam nâng tầm vị thế

Bình luận về Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, hãng tin Sputnik (Nga) đánh giá, sự kiện năm nay có quy mô lớn hơn lần đầu (2022), với sự tham gia của 66 đoàn đại biểu quốc tế và hơn 240 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng đến từ 49 quốc gia. Trong đó có các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ, Trung Quốc…

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Đinh Đức Nguyễn cho rằng, với vị trí là sự kiện đối ngoại quốc phòng quan trọng nhất của Việt Nam trong năm 2024, Triển lãm quốc phòng quốc tế không đơn giản chỉ là tạo ra một “siêu thị vũ khí” như nhiều người vẫn lầm tưởng, và không chỉ là “sân chơi lớn” cho các quốc gia, các doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng, mà còn là cơ hội để Quân đội Việt Nam thể hiện năng lực tổ chức và khẳng định vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đại tá Mick Jansen, Tùy viên Quốc phòng Australia tại Việt Nam thì nhận định, việc tổ chức Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024 đã phản ánh chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ lâu nay của Việt Nam. Đồng thời, việc triển lãm được tổ chức lần thứ 2 sau hai năm chứng minh uy tín của sự kiện đã tăng lên.

“Uy tín của triển lãm quốc phòng quốc tế do Việt Nam tổ chức chắc chắn đã tăng lên. Số lượng các doanh nghiệp và đại biểu tham dự một triển lãm quốc phòng phụ thuộc vào danh tiếng của sự kiện.

Việc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được tổ chức với quy mô lớn hơn cho thấy lần tổ chức đầu tiên vào năm 2022 đã rất thành công, khiến người ta muốn quay lại, tiếp tục tìm kiếm các cơ hội mang lại từ triển lãm năm nay” – Ông Jansen cho hay.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật