spot_img
23.2 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhMột nhà băng đa quốc gia dính bê bối rửa tiền chấn...

Một nhà băng đa quốc gia dính bê bối rửa tiền chấn động, bị yêu cầu bồi thường 2,7 tỷ USD

Đây không phải là lần đầu tiên ngân hàng này liên đới đến những cáo buộc kiểm soát nội bộ yếu kém.

Standard Chartered, ngân hàng đa quốc gia có trụ sở tại Anh, hoạt động tập trung vào thị trường châu Á, có 4 chi nhánh tại Việt Nam vừa trở thành mục tiêu của một vụ kiện lớn chưa từng có: Bị các đơn vị thanh lý tài sản của quỹ đầu tư Malaysia 1MDB yêu cầu khoản bồi thường 2,7 tỷ USD do liên quan đến bê bối tài chính khổng lồ.

Vụ kiện cáo buộc rằng trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2013, Standard Chartered đã thực hiện hơn 100 giao dịch chuyển khoản nội bộ mà không kiểm soát đầy đủ, giúp che giấu dòng tiền bị biển thủ từ 1MDB, bao gồm cả các khoản chuyển vào tài khoản cá nhân của cựu Thủ tướng Najib Razak và chi trả mua sắm đồ trang sức hoặc đồng hồ xa xỉ cho gia đình ông.

Đây không phải là lần đầu tiên Standard Chartered liên đới đến cáo buộc kiểm soát nội bộ yếu kém. Năm 2016, Singapore từng phạt ngân hàng này 5,2 triệu SGD vì vi phạm các quy định chống rửa tiền, xác định rằng hệ thống giám sát khách hàng và giao dịch có nhiều “lỗ hổng nghiêm trọng”. Trước đó, năm 2019, tập đoàn này cũng đã trả 1,1 tỷ USD tiền phạt cho chính phủ Mỹ và Anh vì thiếu sót trong việc kiểm soát rửa tiền.

Cáo buộc trong vụ 1MDB lần này cho rằng Standard Chartered đã cho phép một lượng giao dịch nội bộ lên tới hơn 100 khoản chuyển tiền giữa các tài khoản trong hệ thống mà không kiểm tra độ khả tín. Những giao dịch này đóng vai trò quan trọng trong việc che giấu dòng tiền bất hợp pháp.

Một nhà băng đa quốc gia dính bê bối rửa tiền chấn động, bị yêu cầu bồi thường 2,7 tỷ USD- Ảnh 1.

Động thái này cho thấy vụ án không chỉ là một hành động pháp lý riêng lẻ mà là một phần trong chiến dịch toàn cầu nhằm đưa các ngân hàng liên quan ra ánh sáng và thu hồi tiền cho quỹ nhà nước Malaysia. Phía Standard Chartered hiện bác bỏ mọi cáo buộc, khẳng định bên khởi kiện không phải là tổ chức hợp pháp mà chỉ là “shell companies” vận hành dưới vỏ bọc giả tạo. Phía ngân hàng cho biết đã đóng các tài khoản liên quan từ đầu năm 2013 và “hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra” từ khi vụ việc với 1MDB được phát giác.

Vụ kiện khiến Standard Chartered tiếp tục đối mặt áp lực pháp lý từ nhiều phía. Tổng cộng, tính từ đầu năm 2025, ngân hàng này có thể đã phải đối diện với hơn 4 tỷ USD truy tố pháp lý hoặc bồi thường.

Câu chuyện Standard Chartered khiến nhiều người đặt câu hỏi về vai trò và trách nhiệm của ngân hàng trong việc giám sát dòng vốn quốc tế. Nếu đúng như cáo buộc, ngân hàng này đã bỏ qua nhiều dấu hiệu rủi ro rõ rệt, cho phép dòng tiền bất hợp pháp lọt qua hệ thống trong suốt nhiều năm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín mà còn có thể khởi động một cuộc khủng hoảng về quản trị nội bộ.

Điểm mấu chốt là dù Standard Chartered có khẳng định đã đầu tư mạnh vào hệ thống kiểm soát nội bộ kể từ các vụ rắc rối trong thập niên trước, pháp luật và các yếu tố rủi ro vẫn chồng chất. Ngay cả khi không bị kết luận có hành vi cố ý, việc không phát hiện và ngăn chặn giao dịch bất thường vẫn có thể bị coi là thiếu trách nhiệm nghiêm trọng.

Theo: Financial Times

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật