spot_img
18 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhMỹ áp gói trừng phạt mới, ông Putin ký khẩn sắc lệnh...

Mỹ áp gói trừng phạt mới, ông Putin ký khẩn sắc lệnh giải cứu "vũ khí tối thượng": Thời hạn 15 ngày sắp khép lại

Sắc lệnh mới của ông Putin được công bố ngày 5/12 giữa bối cảnh 15 quan chức, hơn 50 ngân hàng và 40 công ty đăng ký chứng khoán của Nga bị Mỹ đưa vào gói trừng phạt mới.

Ông Putin ký sắc lệnh “giải cứu vũ khí tối thượng của Nga”

Hãng tin DW (Đức) đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh chấp thuận các khoản thanh toán của khách hàng mua khí đốt Nga được thực hiện linh động qua nhiều ngân hàng, thay vì bị ràng buộc với một ngân hàng duy nhất.

Văn bản về nội dung sắc lệnh đã được công bố trên cổng thông tin pháp lý chính thức của Nga trong ngày 5/12.

Sắc lệnh mới là bản cập nhật của sắc lệnh tháng 3/2022 và cho phép các “bên thứ ba” tham gia vào quá trình thanh toán. Đặc biệt, các khoản thanh toán khí đốt hiện nay có thể được giải quyết không chỉ bằng tiền, mà còn bằng cách “bù trừ các khoản nợ chung”.

Trước đó, theo sắc lệnh ký ngày 31/3/2022, ông Putin đã ủy quyền cho ngân hàng Gazprombank là tổ chức tài chính duy nhất tiếp nhận các khoản thanh toán mua khí đốt Nga. Đây là một trong những ngân hàng lớn nhất của Nga, sở hữu cổ phần trong tập đoàn khí đốt quốc gia Gazprom.

Tuy nhiên, Gazprombank gần đây đã trở thành mục tiêu trừng phạt của Mỹ, khiến hoạt động mua bán khí đốt Nga bị đe dọa. Điều đó buộc chính phủ Nga phải hành động khẩn.

Mỹ áp gói trừng phạt mới, ông Putin ký khẩn sắc lệnh giải cứu "vũ khí tối thượng": Thời hạn 15 ngày sắp khép lại- Ảnh 1.

Ông Putin ban hành sắc lệnh mới để ứng phó với việc khí đốt Nga bị chặn thanh toán. Ảnh: Euractiv

Trong một thông báo độc lập ngày 5/12, Gazprombank giải thích rằng, theo sắc lệnh mới, họ vẫn là ngân hàng duy nhất được phép xử lý các khoản thanh toán khí đốt Nga, nhưng sẽ chỉ nhận thanh toán bằng tiền rúp.

Nếu như ở quy trình trước đó, Gazprombank sẽ hỗ trợ trực tiếp người mua nước ngoài chuyển đổi ngoại tệ sang rúp cho mục đích thanh toán, thì nay, khách hàng có thể mở tài khoản tại ngân hàng khác nếu muốn thanh toán bằng ngoại tệ, và những ngân hàng này sẽ chuyển đổi số tiền thanh toán sang đồng rúp rồi chuyển cho Gazprombank.

Sắc lệnh mới giúp giảm bớt lo ngại rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Gazprombank có thể dẫn đến việc ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu sớm, song vẫn làm phức tạp hóa quá trình thanh toán vì giờ đây khách hàng phải đổi tiền tệ của họ ở nơi khác.

Nhà chức trách Nga cho biết, họ đang tìm cách giải quyết để làm rõ cơ chế thanh toán và chuyển đổi tiền tệ sau khi sắc lệnh được công bố.

Hiện châu Âu vẫn nhập khẩu lượng lớn khí đốt từ Nga. Theo ước tính của tờ Euractiv (Bỉ) vào tháng 9 năm nay, lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào Liên minh châu Âu (EU) đã vượt qua kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ trong quý 2/2024, đưa tình hình trở lại như trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2022.

Báo cáo từ tổ chức nghiên cứu Bruegel cho biết, EU đã nhập khẩu 12,8 tỷ mét khối (bcm) khí đốt tự nhiên từ Nga, so với 12,2 bcm từ Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau gần 2 năm, nhập khẩu của EU từ Nga vượt qua nhập khẩu từ Mỹ.

Theo Trung tâm High North tại Đại học Nord (Na Uy), khí đốt được xem như “vũ khí tối thượng” của Nga. Đặc biệt, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga đang trở thành vũ khí khuấy đảo châu Âu và đặt nhiều nước trong tình trạng báo động vì không thể đơn độc ngăn chặn.

15 quan chức và hơn 50 ngân hàng Nga bị Mỹ trừng phạt

Ngày 21/11 vừa qua, hơn 50 ngân hàng, 40 công ty đăng ký chứng khoán và 15 quan chức Nga liên quan tới lĩnh vực tài chính đã bị Mỹ đưa vào gói trừng phạt mới. Trong số đó bất ngờ có Gazprombank. Ngân hàng này cũng xuất hiện trong danh sách trừng phạt tương tự do Anh, Canada, Úc và New Zealand ban hành.

Mỹ áp gói trừng phạt mới, ông Putin ký khẩn sắc lệnh giải cứu "vũ khí tối thượng": Thời hạn 15 ngày sắp khép lại- Ảnh 2.

Gazprombank vừa bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt. Ảnh: Reuters

“Do rủi ro chặn thanh toán bằng euro, Gazprombank đã mở các tài khoản tiền rúp đặc biệt loại K và các tài khoản tiền tệ đặc biệt loại K cho người mua nước ngoài để thanh toán khí đốt. Tuy nhiên, vào ngày 21/11, chính phủ Mỹ đáp áp dụng lệnh trừng phạt đối với Gazprombank, khiến ngân hàng này không thể thực hiện giao dịch” – Hãng tin RBC (Nga) đưa tin về lệnh trừng phạt nhắm vào Gazprombank.

Theo lệnh trừng phạt này, Gazprombank không thể xử lý bất cứ giao dịch mới nào về mua bán năng lượng mà có liên quan tới hệ thống tài chính Mỹ. Lệnh trừng phạt đồng thời cấm các công dân/tổ chức của Mỹ giao dịch với Gazprombank và đóng băng tài sản của ngân hàng này tại Mỹ.

Ngoài ra, các công ty vốn có giao dịch với Gazprombank sẽ phải hủy bỏ các giao dịch với ngân hàng này trước ngày 20/12, tức chỉ còn chưa đầy 15 ngày nữa. Sau khi các biện pháp trừng phạt được áp dụng, các tài khoản của họ tại Gazprombank tự động mất hiệu lực.

Theo Đài RTVI, đáp lại động thái của Mỹ, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, nỗ lực của Washington nhằm chặn nguồn cung cấp nhiên liệu từ Nga cho châu Âu sẽ phải đối mặt với “các biện pháp trả đũa” từ Moscow.

Hungary phản ứng gắt, đòi miễn trừ Gazprombank khỏi lệnh cấm

Trước quyết định mới của Mỹ, theo hãng tin Reuters (Anh), chính phủ Hungary ngày 4/12 đã yêu cầu Washington miễn trừ Gazprombank ra khỏi lệnh trừng phạt liên quan tới việc thanh toán khí đốt, do động thái này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chính các đồng minh của Mỹ.

“Ngày 3/12, chúng tôi đã đệ đơn yêu cầu lên các cơ quan chức năng có liên quan của Mỹ, yêu cầu miễn trừ Gazprombank ra khỏi lệnh trừng phạt liên quan tới việc thanh toán khí đốt tự nhiên” – Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto phát biểu trong đoạn video họp báo được ông chia sẻ trên Facebook cá nhân.

Ông Szijjarto lưu ý rằng, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tuyên bố “sẵn sàng tham vấn với các đồng minh của Washington nếu lệnh trừng phạt có vấn đề”.

Mỹ áp gói trừng phạt mới, ông Putin ký khẩn sắc lệnh giải cứu "vũ khí tối thượng": Thời hạn 15 ngày sắp khép lại- Ảnh 3.

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto (trái) trong chuyến thăm tới Moscow và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov. Ảnh: EuroNews

Hiện tại, 2/3 lượng khí đốt của Hungary được nhập khẩu từ Nga. Nước này tiếp nhận 4,5 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga theo một thỏa thuận kéo dài 15 năm, được ký từ năm 2021.

Trước khi đưa ra thông báo trên, vào ngày 2/12, Ngoại trưởng Szijjarto đã tới Moscow để hội đàm với Phó Thủ tướng Nga phụ trách chính sách năng lượng Alexander Novak. Trong cuộc hội đàm, ông Szijjarto nói Hungary đang tìm giải pháp để có thể thanh toán tiền mua khí đốt Nga sau khi Gazprombank bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật