spot_img
20 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhMỹ yêu cầu G7 bổ sung lệnh trừng phạt lên mặt hàng...

Mỹ yêu cầu G7 bổ sung lệnh trừng phạt lên mặt hàng Nga xuất khẩu nhiều nhất thế giới: Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Giá mặt hàng này chạm mức cao nhất trong năm sau tin tức Mỹ yêu cầu các đồng minh G7 bổ sung lệnh trừng phạt đối với Nga.

Tuần qua, giá palladium tương lai đã tăng đột biến 9%. Theo Dữ liệu thị trường Dow Jones, giá palladium chạm mức 1.173 USD, mức cao nhất trong năm. Giá tăng sau tin tức Mỹ kêu gọi G7 áp lệnh trừng phạt đối với palladium của Nga – quốc gia xuất khẩu palladium lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, một nhà phân tích gọi động thái này chỉ là tăng sốc do tin tức. Vì kim loại này dường như sẽ bị ảnh hưởng từ sự suy giảm nhu cầu trong dài hạn.

Mỹ đã yêu cầu G7 xem xét lệnh trừng phạt đối với palladium và titan xuất khẩu của Nga để gây áp lực lên nền kinh tế nước này. Phương Tây đã tăng cường áp lệnh trừng phạt sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022.

Tuy nhiên, Mỹ có thể khó thuyết phục các quốc gia áp dụng lệnh trừng phạt đối với palladium của Nga. Vì theo như các chiến lược gia Warren Patterson và Ewa Manthey chỉ ra, Nga là nhà cung cấp palladium lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% nguồn cung toàn cầu.

Hội đồng Đầu tư Bạch kim Thế giới dự đoán trong báo cáo tháng 5 năm 2024 rằng nhu cầu palladium toàn cầu sẽ vượt xa nguồn cung trong tương lai gần. Tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra trong năm nay và năm sau. Nhưng các chuyên gia cũng nói thêm rằng tình trạng dư cung có thể bắt đầu vào năm 2026.

Palladium chủ yếu được dùng trong bộ lọc khí thải của động cơ chạy bằng xăng. Với những nỗ lực toàn cầu hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, điều đó đồng nghĩa động cơ đốt trong sẽ dần biến mất.

Không giống như platinum (bạck kim), palladium vẫn chưa có nhiều ứng dụng sản xuất khác ngoài bộ lọc khí thải. Vì vậy về dài hạn, các yếu tố nền tảng của palladium sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, đó lại là câu chuyện khác. Adrian Ash, giám đốc nghiên cứu tại BullionVault, cho biết quan điểm ngắn hạn đã thúc đẩy việc bán khống palladium. Các quỹ và các nhà giao dịch đã liên tục cược giá giảm trong hơn hai năm.

Dù các lựa chọn bán khống sẽ có lợi nhuận, nhưng palladium liên tục bị ảnh hưởng bởi tin tức khiến giá tăng đột biến. Ông Ash lưu ý rằng giá palladium đã tăng 35% kể từ mức thấp nhất 7 năm hồi tháng 8.

(Theo MarketWatch)

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật