.t1 { text-align: justify; }
Phương Tây đang cố gắng sử dụng các biện pháp trừng phạt dầu mỏ như một công cụ để gây áp lực lên Nga, Iran và các quốc gia khác không muốn đi theo con đường của Washington và các đồng minh.
Nguồn tin của Foreign Policy (FP) lưu ý rằng các biện pháp cấm đoán như vậy không hiệu quả và gây tổn hại cho chính Hoa Kỳ và EU.
“Thay vì thay đổi hành vi của các quốc gia, các lệnh trừng phạt lại đang làm thay đổi thị trường”, ấn phẩm FP viết rõ.
Do áp lực trừng phạt nhằm vào Liên bang Nga đã khiến Moskva chuyển hướng nguồn cung năng lượng từ châu Âu sang Ấn Độ và Trung Quốc. Iran cũng đi theo con đường tương tự, tăng lượng dầu vận chuyển sang Trung Quốc lên mức trước khi lệnh trừng phạt được áp dụng vào năm 2018.

Lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và Iran không mang lại hiệu quả như phương Tây mong muốn.
Đồng thời, cả Liên bang Nga lẫn Cộng hòa Hồi giáo đều không từ bỏ các nguyên tắc chính trị của mình: Moskva tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt, còn Tehran – phát triển hạt nhân dân sự. Hơn nữa, các biện pháp cấm vận này ảnh hưởng tiêu cực đến những bên khởi xướng chúng.
“Ngày nay, việc Mỹ đe dọa Nga có nguy cơ gây sốc cho thị trường và khiến giá dầu tăng vọt. Và việc cắt đứt quan hệ với Trung Quốc sẽ giáng một đòn thảm khốc vào các công ty năng lượng Mỹ”, tờ FP ghi chú.
Trước đó, Liên minh Châu Âu đã đề xuất hạ giá trần dầu thô của Nga từ 60 đô la xuống còn 47,6 đô la một thùng.
Theo các chuyên gia của hãng tin Reuters, Nga sẽ tiếp tục xuất khẩu tài nguyên năng lượng trong mọi trường hợp, vì phương Tây không thể giám sát toàn bộ quá trình này.