spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhNghịch lý EU: Nói ‘cai’ năng lượng Nga nhưng bất ngờ nhập...

Nghịch lý EU: Nói ‘cai’ năng lượng Nga nhưng bất ngờ nhập khẩu khí đốt Nga cao kỷ lục vì giá rẻ, nước nào mua nhiều nhất?

Lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà EU nhập khẩu từ Nga trong năm nay phá vỡ mức kỷ lục của năm 2022.
Nghịch lý EU: Nói ‘cai’ năng lượng Nga nhưng bất ngờ nhập khẩu khí đốt Nga cao kỷ lục vì giá rẻ, nước nào mua nhiều nhất?- Ảnh 1.

Lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà EU nhập khẩu từ Nga đạt mức cao kỷ lục trong năm nay bất chấp nỗ lực của khối trong việc giảm phụ thuộc vào khí đốt của Moscow.

Tính đến giữa tháng 12, châu Âu đã nhập khẩu kỷ lục 16,5 triệu tấn LNG của Nga, cao hơn mức 15,18 triệu tấn của năm ngoái, đơn vị cung cấp dữ liệu hàng hóa Kpler cho biết. Con số này phá vỡ mức kỷ lục 15,21 triệu vào năm 2022.

“Những gì chúng ta thấy trong năm nay thật đáng ngạc nhiên”, Ana Maria Jaller-Makarewicz, một nhà phân tích tại Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính cho biết. “Thay vì giảm dần lượng LNG nhập khẩu của Nga, EU lại đang tăng nhập khẩu”.

Sau cuộc xung đột Nga-Ukraine vào năm 2022, EU đã đặt mục tiêu ngừng nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga đến năm 2027. Tuy nhiên, các lô hàng khí siêu lạnh đến châu Âu vẫn tiếp tục tăng.

Nhập khẩu khí đốt Nga qua đường ống tới EU đã giảm đáng kể. Dầu và than của Nga cũng bị khối này cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, nhập khẩu LNG của Nga vẫn được phép và đang tăng lên. Điều này phản ánh một châu Âu “hoảng loạn” và đang phải vật lộn để cai nghiện nguồn cung năng lượng giá rẻ của Nga, Jaller-Makarewicz nói.

Christoph Halser, nhà phân tích khí đốt tại Rystad cho biết, giá LNG được vận chuyển từ nhà ga Yamal (Nga) đến châu Âu có giá thấp hơn nhiều so với giá khí đốt được vận chuyển từ Mỹ.

Trước đây, 2/5 lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu đến từ Nga, phần lớn là qua đường ống. Hiện nay, tổng lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, bao gồm cả khí đốt qua đường ống, chỉ chiếm khoảng 16% nguồn cung khí đốt của khối. Các quan chức EU tin rằng khối không cần nhiên liệu của Nga, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải chấp nhận mua khí đốt ở nơi khác với giá cao hơn.

Nhưng dữ liệu theo dõi tàu cho thấy LNG của Nga chiếm 20% trăm tổng lượng nhiên liệu nhập khẩu qua đường biển của EU trong năm nay, tăng từ mức 15% của năm ngoái.

Pháp là khách hàng lớn nhất, với lượng nhập khẩu tăng gấp đôi so với năm 2023. Theo dữ liệu từ Kpler, hơn một nửa số lô hàng LNG được chuyển đến nhà ga tại Dunkirk.

Bỉ là nước nhập khẩu LNG lớn thứ hai của Nga vì cảng Zeebrugge của nước này là một trong số ít điểm trung chuyển LNG của châu Âu. Chính phủ các nước EU đã đồng ý cấm các hoạt động trung chuyển LNG của Nga từ Yamal đến các quốc gia ngoài EU. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào tháng 3/2025.

Dan Jørgensen, ủy viên năng lượng mới của EU, đã cam kết sẽ đệ trình một kế hoạch vào năm tới nhằm đạt được mục tiêu cai nghiện hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã ám chỉ vào tháng 10 rằng khối này có thể tăng nhập khẩu LNG từ Mỹ nhằm xoa dịu tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã cảnh báo rằng EU phải mua dầu và khí đốt của Mỹ với số lượng lớn, nếu không khối sẽ phải chịu thuế quan.

Theo FT

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật