spot_img
24 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhNgười mua chứng chỉ tiền gửi lưu ý: Quy định về bảo...

Người mua chứng chỉ tiền gửi lưu ý: Quy định về bảo hiểm an toàn cho loại hình đầu tư này

Chứng chỉ tiền gửi được đánh giá là một giải pháp tài chính hiệu quả dành cho người có tiền nhàn rỗi vì tính an toàn và ổn định hơn so với một số kênh đầu tư khác như vàng, cổ phiếu.

1. Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng

Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng trước thời hạn đáo hạn tùy thuộc vào quy định của ngân hàng phát hành.

Với ưu điểm về tính thanh khoản linh hoạt cho phép khách hàng có thể chuyển nhượng bất cứ khi nào phát sinh nhu cầu, chứng chỉ tiền gửi là giải pháp đầu tư tối ưu cho dòng tiền nhàn rỗi.

2. Các khoản phí liên quan tới chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi

Khi chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi, khách hàng sẽ được nhận lợi suất tùy theo thời hạn thực tế nhưng có thể phát sinh thêm chi phí khác (tùy ngân hàng). Cụ thể như sau:

Lãi suất

Lãi suất chuyển nhượng sẽ dựa trên thỏa thuận của người bán và người mua theo thời gian sở hữu thực tế. Mức lãi suất được tính theo thời gian thực gửi khi chuyển nhượng với người mua khác

Biểu phí chuyển nhượng

Mỗi ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi sẽ có quy định về biểu phí chuyển nhượng.

Thuế chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi

Người bán và người mua trong giao dịch chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi sẽ không mất thuế.

3. Thủ tục chuyển nhượng

Mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng về thủ tục chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi. Khách hàng nên liên hệ với ngân hàng để tìm hiểu chi tiết về chính sách chuyển nhượng.

4. Mua chứng chỉ tiền gửi có được bảo hiểm

Chứng chỉ tiền gửi đều được bảo hiểm theo Luật bảo hiểm tiền gửi số. Theo quy định tại Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 và Điều 5 Nghị định 68/2013/NĐ-CP, tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh của ngân hàng nước ngoài khi nhận được tiền gửi của cá nhân đều bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Khi đó, các tổ chức này được gọi là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định pháp luật. Như vậy, chứng chỉ tiền gửi (CCTG) được phát hành bởi các tổ chức này đều đã được bảo hiểm.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13: “Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân”.

Với các phân tích trên và căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, khách hàng khi sở hữu chứng chỉ tiền gửi hoàn toàn yên tâm về việc được hoàn trả tiền trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi hoặc bị phá sản.

Đặc biệt, khách hàng không cần trả phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức phát hành khi mua chứng chỉ tiền gửi. Bởi vì, căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, phí bảo hiểm tiền gửi là “khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi”.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Luật này, phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật