spot_img
30.7 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhNhìn lại cuộc gặp cuối cùng giữa ông Putin và ông Zelensky...

Nhìn lại cuộc gặp cuối cùng giữa ông Putin và ông Zelensky cách đây 6 năm

GD&TĐ -Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp nhau tại Paris vào tháng 12/2019 tại Hội nghị thượng đỉnh Normandy.
Nhìn lại cuộc gặp cuối cùng giữa ông Putin và ông Zelensky cách đây 6 năm- Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky và Tổng thống Nga Vladimir Putin ngồi đối mặt nhau trong một cuộc họp vào tháng 12/2019 tại Paris, Pháp.

Cuộc họp năm 2019 đã diễn ra như thế nào?

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp nhau tại Paris vào tháng 12/2019 tại Hội nghị thượng đỉnh Normandy, một nỗ lực nhằm chấm dứt giao tranh ở miền Đông Ukraine do các nhà ngoại giao Pháp và Đức làm trung gian.

Sự kiện này đánh dấu nỗ lực trực tiếp đầu tiên của ông Zelensky nhằm giải quyết cuộc xung đột kéo dài giữa Ukraine và Nga – điều mà người tiền nhiệm Petro Poroshenko đã không thực hiện được mặc dù có nhiều cuộc gặp với ông Putin.

Hình ảnh của hội nghị thượng đỉnh cho thấy, ông Zelensky và ông Putin ngồi đối diện nhau tại một bàn tròn, hai bên là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, chỉ hai năm trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt.

Trong khi các báo cáo cùng thời cho rằng, Tổng thống Zelensky “buồn bã” sau các cuộc đàm phán, mong muốn đạt được nhiều thành quả hơn, hai bên đã nhất trí rút quân khỏi ba khu vực ở Donbass, và cho biết, họ ủng hộ việc thực hiện thêm các thỏa thuận Minsk được ký kết vào năm 2014 và 2015.

Các thỏa thuận bao gồm một gói các biện pháp bao gồm lệnh ngừng bắn, thả tù nhân chiến tranh, rút vũ khí hạng nặng khỏi tiền tuyến và khôi phục quyền kiểm soát biên giới nhà nước cho chính phủ Ukraine.

Trong khi Tổng thống Putin nói rằng, hội nghị thượng đỉnh là một “bước quan trọng” hướng tới việc hạ nhiệt giao tranh, Tổng thống Zelensky lại có giọng điệu quen thuộc trong cuộc họp báo sau đó, nói với các phóng viên rằng, Ukraine sẽ không nhượng bộ lãnh thổ để đổi lấy hòa bình.

Sau đó đã đạt được những gì?

Cuộc họp năm 2019 khi đó được ca ngợi là một bước tiến quan trọng hướng tới mục tiêu đạt được hòa bình ở Donbass, khi Tổng thống Pháp Macron tuyên bố: “Chúng tôi không tìm ra giải pháp kỳ diệu, nhưng chúng tôi đã đạt được mục tiêu đó”.

Trong khi một số cuộc trao đổi tù nhân đã diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh, những bất đồng cơ bản giữa Ukraine và Nga vẫn tiếp diễn trong những tháng và năm tiếp theo – bao gồm cả việc rút quân do Nga hậu thuẫn và tính hợp lệ của các cuộc bầu cử được tổ chức tại các khu vực của Ukraine do phiến quân ly khai chiếm đóng.

Bất chấp kỳ vọng lớn lao vào các cuộc đàm phán năm 2019, khi nhìn lại, chúng chỉ là một sự cố nhỏ trong cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa hai nước, bắt đầu từ việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, nơi các lực lượng ly khai đã tách ra để giành quyền kiểm soát một số khu vực ở miền đông Ukraine ngay sau đó.

Các đại diện từ Nga, Ukraine, Pháp và Đức đã gặp lại nhau tại Paris vào tháng 1/2022 trong một nỗ lực tiếp theo nhằm chấm dứt giao tranh, và các nhà ngoại giao đã tập hợp lại để thảo luận về khủng hoảng tại Berlin vào tháng sau – mặc dù không có nhà lãnh đạo thế giới nào tham dự.

Chỉ vài tuần sau đó, vào ngày 24/2/2022, Nga đã phát động một cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine.

Trong bài phát biểu trước quốc hội Pháp vào tháng 3/2022, Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, những nỗ lực đàm phán của Diễn đàn Normandy đã bị “phá hỏng” bởi cuộc xung đột leo thang.

Vào cuối năm 2022, nhà lãnh đạo Ukraine đã ký một sắc lệnh nêu rõ “không thể đàm phán với Tổng thống Nga Putin”, và bản thân ông Putin cũng tuyên bố những cuộc đàm phán như vậy là “bất hợp pháp”, đồng thời cáo buộc ông Zelensky thiếu tính chính danh.

Tuy nhiên, cả hai nhà lãnh đạo hiện nay dường như đã thay đổi thái độ – cho thấy họ sẽ sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán trực tiếp về cuộc chiến.

Điều này diễn ra sau áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhà lãnh đạo châu Âu để đạt được một giải pháp sau ba năm giao tranh khiến hàng trăm nghìn người chết Cuộc chiến đã trở thành đẫm máu nhất của châu Âu kể từ năm 1945.

Theo Express
spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật