spot_img
10 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhNhững nhịp cầu "đi thang máy" giữa không trung, Trung Quốc lại...

Những nhịp cầu "đi thang máy" giữa không trung, Trung Quốc lại xác lập kỷ lục mà chưa một nước nào đạt được, khẳng định năng lực vượt trội trong mảng này

Sau 7 năm xây dựng, một dự án giao thông lớn nối liền hai bờ sông Châu Giang vừa được thông xe vào tháng 6/2024.

Một số nhà bình luận đánh giá công trình liên kết Thâm Quyến – Trung Sơn này không kém cạnh so với hệ thống Cầu Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao nằm cách đó 38 km về phía nam.

Cây cầu mới được xây dựng để thay thế cho Cầu Hổ Môn nối Phiên Ngung của Quảng Châu với Đông Quan. Cầu cũ cách đó khoảng 30 km về phía bắc, được xây vào năm 1997 và đã được sử dụng nhiều trong thời kỳ khu vực tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Liên kết Thâm Quyến – Trung Sơn sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ 2 tiếng xuống còn 25 phút. Tuyến đường giao mới này cũng là một phần của cơ sở hạ tầng được quy hoạch để tạo ra “vòng tròn giao thông một giờ” ở Vùng Vịnh Lớn.

Dự án kết nối Thâm Quyến – Trung Sơn được đánh giá là dự án cụm xuyên biển thách thức nhất trên thế giới. Hệ thống bao gồm hai cây cầu, hai hòn đảo nhân tạo và đường hầm bê tông vỏ thép dưới biển dài nhất (6,8 km) và rộng nhất (46 mét) thế giới.

Những nhịp cầu "đi thang máy" giữa không trung, Trung Quốc lại xác lập kỷ lục mà chưa một nước nào đạt được, khẳng định năng lực vượt trội trong mảng này- Ảnh 1.

Những nhịp cầu được “thang máy” kéo từ xà lan lên không trung trước khi lắp vào điểm được thiết kế.

Các dải đèn trong đường hầm sẽ đổi màu theo nhiệt độ môi trường và tình trạng giao thông. Trong trường hợp khẩn cấp, các dải đèn sẽ chuyển sang màu đỏ, vàng hoặc xanh lá cây để giúp hướng dẫn người lái xe đến các điểm sơ tán an toàn.

Trong hệ thống liên kết này, cầu Linh Đinh Dương đóng một vai trò quan trọng. Cây cầu tự hào có nhịp chính dài 1,66 km, mặt cầu cao khoảng 91 m so với mặt nước. Hai trụ chính của cầu cao 270 mét, tương đương với một toà nhà 90 tầng. Đây là cầu dây văng dầm hộp thép ngoài khơi lớn nhất thế giới.

Những nhịp cầu "đi thang máy" giữa không trung, Trung Quốc lại xác lập kỷ lục mà chưa một nước nào đạt được, khẳng định năng lực vượt trội trong mảng này- Ảnh 2.

Trong số hai hòn đảo nhân tạo của dự án, hòn đảo phía tây có hình thoi, giống như một “con diều trên biển”, trong khi hòn đảo phía đông có diện tích tương đương với 48 sân bóng đá tiêu chuẩn.

Các quan chức cho biết việc khánh thành tuyến liên kết mới có thể thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ngành logistic tại Thâm Quyến và các khu vực lân cận.

Không những thế, một số chuyên gia nhận định với tuyến liên kết mới, hàng hóa ở Hồng Kông có thể đến được nhiều thành phố hơn ở phía tây Sông Châu Giang, mở rộng hoạt động logistic ở khu vực này.

Những nhịp cầu "đi thang máy" giữa không trung, Trung Quốc lại xác lập kỷ lục mà chưa một nước nào đạt được, khẳng định năng lực vượt trội trong mảng này- Ảnh 3.

Công nghệ độc đáo này giúp Trung Quốc giảm thời gian thi công công trình.

Khu vực vịnh này là nơi sinh sống của khoảng 86 triệu người, bao gồm Hồng Kông, Ma Cao và chín thành phố ở Quảng Đông, bao gồm Trung Sơn và Thâm Quyến.

Cây cầu mới, cùng với các công trình hiện có như Cầu Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao, tạo thành một mạng lưới giao thông đường biển và đường sông để tăng cường kết nối giữa các thành phố trong khu vực vịnh. Các quan chức cũng tin rằng tuyến liên kết có thể giúp tăng lượng người đến Thâm Quyến và thậm chí là Hồng Kông.

Theo SCMP

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật