spot_img
30 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhNước cấp cho Kiev 30 chiếc F-16 bất lực vì 1 thứ...

Nước cấp cho Kiev 30 chiếc F-16 bất lực vì 1 thứ ở Nga: Loạt quốc gia bị cuốn theo, EU hành động khẩn?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã đưa ra phản ứng chính thức trước động thái của các nước EU.

Bỉ thừa nhận bất lực trước “vũ khí đặc biệt” của Nga

Bỉ – quốc gia gần đây cam kết chuyển giao 30 chiếc máy bay chiến đấu F-16 và gói viện trợ quân sự trị giá 977 triệu euro cho Ukraine chống Nga – vừa lên tiếng thừa nhận một mình họ không thể chống lại loại vũ khí đặc biệt của Moscow, đó là “vũ khí năng lượng”.

Đáng lưu ý, một loạt nước châu Âu khác cũng không thể dứt bỏ sự phụ thuộc vào Nga ở khía cạnh này, đòi hỏi EU phải có “hành động cứng rắn”.

Theo tờ Financial Times (FT), Bỉ hiện là một trong số các nước châu Âu nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn hàng đầu từ Nga. Nước này vừa thúc giục EU cấm hẳn nhiên liệu của Nga với lý do các công ty châu Âu không thể phá vỡ hợp đồng dài hạn với Nga, trừ phi toàn bộ khối áp đặt lệnh trừng phạt.

Nói với FT, Bộ trưởng Năng lượng Bỉ Tinne Van der Straeten ngày 25/9 cho rằng, EU “phải tiến xa hơn” để ngăn chặn LNG của Nga tới khối này trong bối cảnh đang có những lo ngại về việc gia tăng lượng nhập khẩu.

Bà cho biết, vào tháng 12 năm ngoái, các quy định do Bỉ đặt ra nhằm ngăn các công ty năng lượng Nga sử dụng cơ sở hạ tầng EU đã không thể đưa ra được đủ cơ sở pháp lý để áp dụng đối với những công ty đang sử dụng một số cảng quan trọng như Zeebrugge (Bỉ) – trung tâm chủ lực trong việc nhập khẩu LNG của Nga và sau đó tái xuất khẩu sang nước thứ ba – để cắt giảm hợp đồng.

Các hợp đồng LNG thường có hiệu lực trong một thập kỷ hoặc lâu hơn. Vì thế, nhiều hợp đồng có hiệu lực từ trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine năm 2022.

“Chúng ta cần một cách tiếp cận chung của châu Âu” – Bà Van der Straeten nhấn mạnh.

Nước cấp cho Kiev 30 chiếc F-16 bất lực vì 1 thứ ở Nga: Loạt quốc gia bị cuốn theo, EU hành động khẩn?- Ảnh 1.

EU đang phụ thuộc rất lớn vào LNG Nga. Ảnh: Euractiv

Theo FT, số lượng tàu chở khí đốt của Nga cập bến cảng chính của cảng Rotterdam, Hà Lan (cảng lớn nhất châu Âu) đã tăng mạnh trong năm nay: Từ mức trung bình 1 chuyến/tháng trong giai đoạn giữa năm 2022 – giữa năm 2024, thì nay đã tăng lên 2 chuyến/tháng. Một tàu chở dầu cỡ tiêu chuẩn thường chở lượng khí đốt tương đương 70.000 – 80.000 tấn.

Bà Sophie Hermans – Bộ trưởng Bộ Khí hậu và Tăng trưởng Xanh của Hà Lan cho biết, Brussels đã liên tục thúc đẩy các nước EU cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine.

Sau Tây Ban Nha, Bỉ là nước lớn thứ hai nhập khẩu LNG của Nga trong năm 2023 theo dữ liệu từ công ty phân tích Kpler.

Hiện đang có nhiều dấu hiệu cho thấy Pháp có thể sẽ vượt qua Bỉ và Tây Ban Nha trong năm nay trong danh sách nhập khẩu LNG từ Nga, do lượng nhập vào các cảng Dunkirk và Montoir đang tăng lên.

Trước lời kêu gọi của Bỉ, liệu EU có hành động khẩn cấp để ngăn chặn LNG Nga?

FT nhận định, mặc dù gặp sức ép lớn nhưng các nước như Bỉ và Hà Lan có rất ít triển vọng đạt được sự nhất trí của tất cả các quốc gia thành viên EU trong việc cấm hoàn toàn LNG Nga.

Lý do là bởi Hungary thường xuyên phản đối việc áp đặt thêm các biện pháp cắt giảm nhiên liệu hóa thạch từ Nga. Nhiều nhà ngoại giao EU từ những nước đang nhập khẩu LNG Nga cũng cho biết, phần lớn lượng khí đốt này sẽ được họ chuyển tới các quốc gia thành viên EU khác.

Trong khi đó, số liệu về lượng khí đốt bán ra là thông tin nhạy cảm về mặt thương mại nên sẽ được các công ty liên quan giữ bí mật.

Nước cấp cho Kiev 30 chiếc F-16 bất lực vì 1 thứ ở Nga: Loạt quốc gia bị cuốn theo, EU hành động khẩn?- Ảnh 2.

Hungary là một trong số những nước châu Âu đang phụ thuộc rất lớn vào khí đốt Nga. Ảnh: Reuters

Cơn phẫn nộ của Hungary

Trước đó, hôm 18/9, Reuters cho biết, Thứ trưởng Bộ năng lượng Hungary Csaba Marosvari đã lên tiếng chỉ trích EU rằng, chính liên minh này đã không cung cấp đủ viện trợ cho các nước thành viên có diện tích nhỏ và không giáp biển để có thể ngừng nhập khẩu khí đốt Nga.

Phát biểu tại hội nghị Gastech ở Houston, ông Marosvari nhấn mạnh, EU đang gây áp lực buộc Hungary và một số nước láng giềng đẩy nhanh việc giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga. Tuy nhiên, những nước như Hungary cần được cấp nhiều kinh phí hơn nếu muốn làm điều đó.

Hiện tại, khoảng 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Hungary đến từ Nga.

“Trong khu vực của chúng ta (EU), có những quốc gia nhỏ, thị trường nhỏ, ít doanh nghiệp năng lượng lớn, thiếu vốn. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng năng lượng và các dự án lớn tốn tới hàng trăm triệu euro và khó thực hiện” – ông nói.

Thứ trưởng Marosvari cho biết Hungary đã ký một số thỏa thuận khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ngắn hạn với Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ để giúp giảm phụ thuộc vào nguồn cung của Nga. Tuy nhiên, vị quan chức thừa nhận, “Nga đang giao hàng theo hợp đồng. Và đối với Hungary, họ đáng tin cậy”.

Theo hãng thông tấn Interfax ngày 27/9, khi trả lời các phóng viên bên lề Diễn đàn quốc tế “Tuần lễ năng lượng Nga”, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak thông báo, lượng xuất khẩu LNG của Nga dự kiến sẽ đạt tổng cộng 35 triệu tấn trong năm nay, tăng 6.4% so với năm ngoái.

Nước cấp cho Kiev 30 chiếc F-16 bất lực vì 1 thứ ở Nga: Loạt quốc gia bị cuốn theo, EU hành động khẩn?- Ảnh 3.

Ông Putin nhấn mạnh người mua khí đốt có quyền từ chối dịch vụ cung cấp của Moscow, nhưng điều này không có nghĩa là Nga sẽ chịu thiệt. Ảnh: TASS

Tuyên bố của Tổng thống Putin

Đề cập tới phát ngôn của Bộ trưởng Năng lượng Bỉ Tinne Van der Straeten, việc một số nước từ chối mua hoặc đang tìm cách giảm phụ thuộc vào LNG của Nga tại phiên họp toàn thể của “Tuần lễ năng lượng Nga” ngày 26/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, người mua khí đốt có quyền từ chối dịch vụ cung cấp của Moscow, nhưng điều này không có nghĩa là Nga sẽ chịu thiệt.

Ông lưu ý, phương Tây đang cố gắng áp đặt các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp để có lợi cho mình trong lĩnh vực năng lượng, nhưng tình hình rõ ràng không diễn biến theo hướng có lợi cho cái gọi là “Thế giới cũ”. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 sẽ tập trung vào Khối các nền kinh tế mới nổi (BRICS).

Theo nhà lãnh đạo Nga, hiện 90% lượng xuất khẩu năng lượng của Nga đang sang các nước thân thiện. Moscow cam kết sẽ tiếp tục phát triển công nghệ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của riêng mình, đồng thời thúc đẩy cơ sở hạ tầng của Tuyến đường biển phía Bắc.

“Các đồng nghiệp Nga của tôi biết tôi đang nói về điều gì: Họ gặp rất nhiều vấn đề. Tất nhiên, điều đó phần nào khiến các kế hoạch của chúng tôi bị kìm hãm, nhưng chắc chắn chúng sẽ được thực hiện” – Ông Putin nhấn mạnh.

Tờ Ukraina.ru lưu ý, Bỉ là quốc gia đang liên tục có động thái chống lại Nga trong thời gian qua.

Hồi tháng 3, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo tiết lộ nước này đã trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Nga trong vài tháng qua, với cáo buộc rằng họ tham gia hoạt động gián điệp chống Brussels.

Tới tháng 5 năm nay, nước này đã trở thành quốc gia thứ 11 ký kết thỏa thuận an ninh song phương với Ukraine, trong đó cam kết chuyển giao 30 máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine từ nay đến năm 2028, đồng thời cung cấp cho Kiev gói hỗ trợ quân sự trị giá 977 triệu euro trong năm 2024.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật