spot_img
15 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhÔng Trump nhắc EU tăng chi quốc phòng, giới ngoại giao châu...

Ông Trump nhắc EU tăng chi quốc phòng, giới ngoại giao châu Âu lập tức thăm Mỹ

Các nhà ngoại giao châu Âu dự tính cùng đến thăm Mỹ để bày tỏ lập trường đoàn kết trước nhiệm kỳ của ông Trump.
Ông Trump nhắc EU tăng chi quốc phòng, giới ngoại giao châu Âu lập tức thăm Mỹ- Ảnh 1.

Từ trái qua: Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean Noel Barrot, Bộ trưởng Ngoại giao Ý Antonio Tajani, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock và Trưởng ban Chính sách Đối ngoại EU sắp tới Kaja Kallas.

.t1 { text-align: justify; }

Tổng thống đắc cử Donald Trump cho rằng các thành viên NATO bị ảnh hưởng bởi xung đột Ukraine nhiều hơn Mỹ nhưng không chịu chi tiền cho quốc phòng.

Ông Trump cho rằng, các nước NATO nên bắt đầu bỏ ra 5% GDP để đảm bảo cho quốc phòng của chính mình.

Nói trong cuộc họp báo hôm 8/1 (giờ Mỹ), ông Trump nhấn mạnh các thành viên châu Âu trong khối NATO chỉ “chi một phần nhỏ” so với những gì mà Washington đang hào phóng chi cho quốc phòng, mặc dù họ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi cuộc xung đột Ukraine.

“Nó phải là 5%, không phải 2%” – ông Trump nói với các nhà báo tại dinh thự của mình ở Florida, ám chỉ tới mức chi tiêu quốc phòng trong khối NATO.

Theo lời ông, một số quốc gia trong khối NATO đã “lợi dụng Mỹ”. Mỹ đã chi “nhiều hơn hàng tỷ đô la … so với châu Âu”, trong khi nền kinh tế của các thành viên NATO ở châu Âu cộng lại cũng có “quy mô tương tự” so với Mỹ. Và họ hoàn toàn có khả năng chi trả cho việc tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP.

Trong cuộc họp báo, ông Trump cũng nhấn mạnh rằng, NATO đơn giản là “không thể làm được việc bảo vệ ai ở ngưỡng chi tiêu 2%GDP”. Tổng thống đắc cử Mỹ không giải thích thêm về lý do phía sau lập luận này.

Theo báo cáo của NATO về chi tiêu quốc phòng được công bố vào tháng 6/2024, không có thành viên nào của khối này, bao gồm cả Mỹ, hiện chi 5% GDP cho quốc phòng. Ba Lan là thành viên NATO có mức chi tiêu quốc phòng tương đối lớn nhất, đã phân bổ hơn 4% GDP quốc gia.

Mỹ đứng thứ ba về mặt tương đối, sau Ba Lan và Estonia, với chỉ dưới 3,5% GDP chi cho quốc phòng. Có tới 15 thành viên của khối, bao gồm Canada, Ý và Pháp, tiếp tục tụt hậu so với ngưỡng chi tiêu 2% của tổ chức tính đến tháng 6/2024.

Ông Trump nhắc EU tăng chi quốc phòng, giới ngoại giao châu Âu lập tức thăm Mỹ- Ảnh 2.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thư ký NATO Mark Rutte cũng đã nói về nhu cầu của các thành viên khối này trong việc tăng khoản phân bổ cho quốc phòng trong ngân sách của họ.

“Đúng là chúng ta chi nhiều hơn cho quốc phòng hiện nay so với một thập kỷ trước”, ông nói thêm rằng khối này vẫn chi ít hơn cho quốc phòng so với thời Chiến tranh Lạnh. Khi đó, “người châu Âu chi nhiều hơn 3% GDP” cho quốc phòng.

Khi được hỏi về ngưỡng mới nào mà ông cho là đủ, Tổng Thư ký Rutte trả lời: “bạn phải đạt ít nhất 4%”, “ngay cả với 4%, bạn cũng không thể tự vệ được, vì khi đó bạn sẽ không thể triển khai các công nghệ mới nhất… trong quân đội của mình”.

Nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump được đánh giá sẽ gây thêm những mối lo ngại mới cho châu Âu.

Mới đây, Politico báo cáo, các nhà ngoại giao thành viên châu Âu như Pháp, Đức và Ba Lan đang có kế hoạch cùng thực hiện chuyến thăm Mỹ để thể hiện sự đoàn kết của EU trước Tổng thống đắc cử Trump.

Ba nhà ngoại giao châu Âu tiết lộ, các Bộ trưởng Ngoại giao Jean-Noel Barrot của Pháp, Annalena Baerbock của Đức và Radoslaw Sikorski của Ba Lan có thể sẽ bao gồm cả người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Kaja Kallas tháp tùng tới Mỹ. Kế hoạch chuyến đi chưa được tiết lộ song họ có lẽ sẽ tới Mỹ ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump hôm 20/1.

Một nhà ngoại giao cho biết ý tưởng đằng sau chuyến đi này là để “thể hiện sự thống nhất của châu Âu” .

EU đã phải vật lộn để phản ứng với các chính sách của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên, từ cuộc chiến thuế quan tới các chi tiêu quốc phòng và sự gây hấn đối với từng quốc gia thuộc khối EU.

Đáng chú ý hơn là việc ông Trump thẳng thừng tuyên bố về việc mua lại, thậm chí có thể sử dụng vũ lực để sở hữu Greenland, một hòn đảo Bắc Cực hiện là lãnh thổ tự trị của Đan Mạch.

Chính phủ Đan Mạch đã loại trừ khả năng bán hòn đảo này và cho rằng sẽ là “không thể chấp nhận được” nếu Mỹ dùng vũ lực để chiếm hòn đảo này từ một thành viên NATO khác.

Khối EU cũng vẫn chưa cảm nhận được sâu sắc cách ông Trump sẽ xử lý cuộc xung đột Ukraine thế nào. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lập luận rằng ông Trump sẽ không thể giải quyết xung đột Nga-Ukraine một cách nhanh chóng và vai trò của Washington phải là đưa Moscow vào bàn đàm phán.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật