spot_img
30 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhSau 65 năm, giấc mơ bá chủ ngành hàng hải của Mỹ...

Sau 65 năm, giấc mơ bá chủ ngành hàng hải của Mỹ gặp khó, số thủy thủ giảm 5 lần, trả 120.000 USD cũng ít người làm

Rất nhiều thủy thủ tốt nghiệp chính quy tại Mỹ kiếm việc trên đất liền vì cho rằng mức lương hậu hĩnh không bù đắp được sự mất kết nối với thế giới.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn khôi phục lại vị thế bá chủ ngành hàng hải, nhưng nền kinh tế số 1 thế giới lại đang thiếu thủy thủ thương mại trầm trọng.

Dù không có thống kê chính thức nhưng theo nhiều ước tính, số lượng thủy thủ thương mại Mỹ hiện chưa đến 10.000 người, kém xa so với hơn 50.0000 người thập niên 1960.

Theo các quan chức trong ngành, mức lương khởi điểm cho những người tốt nghiệp học viện hàng hải dao động từ 90.000 đến 120.000 USD.

Thế nhưng cuộc sống trên biển rất khắc nghiệt. Thủy thủ phải xa gia đình và bạn bè trong nhiều tháng, làm việc chân tay vất vả trong nhiều giờ, đôi khi phải đối mặt với tình hình biển động.

Tệ hơn, sự cô đơn và buồn chán và đặc biệt việc bị mất kết nối khỏi thế giới vì khả năng truy cập Internet hạn chế.

Sau 65 năm, giấc mơ bá chủ ngành hàng hải của Mỹ gặp khó, số thủy thủ giảm 5 lần, trả 120.000 USD cũng ít người làm- Ảnh 1.

Chính điều này khiến việc Mỹ muốn khôi phục vị thế ngành hàng hải thương mại trở nên khá khó khăn.

Có tàu nhưng thiếu thủy thủ

Theo WSJ, hiện Mỹ đang muốn nhanh chóng mở rộng đội tàu thương mại chưa đến 200 chiếc của mình để có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào nước ngoài.

Tuy nhiên vấn đề thiếu nhân lực lại không dễ dàng giải quyết.

“Nếu chúng ta muốn có nhiều tàu treo cờ Mỹ hơn, chúng ta cần nhiều thủy thủ hơn nhưng hiện tại chúng ta lại không có đủ số lượng thuyền viên để làm điều đó”, Bộ trưởng Giao thông Mỹ Sean Duffy cho biết.

Động thái đánh phí cập cảng biển với tàu sản xuất từ Trung Quốc mới đây là một nỗ lực của Mỹ nhằm bảo hộ và thúc đẩy mảng đóng tàu trong nước. Các nhà lập pháp từ cả hai đảng đang cùng nhau làm việc về một dự luật nhằm củng cố ngành đóng tàu và hàng hải thương mại của Mỹ.

Thế nhưng cho dù có tàu thì Mỹ cũng không đủ số thủy thủ để vận hành.

Xin được nhắc rằng vận chuyển hàng hải không chỉ quan trọng về thương mại mà còn có ý nghĩa chiến lược trong an ninh quốc gia.

Tờ WSJ cho hay Bộ tư lệnh vận tải biển quân sự (MSC) của Lầu Năm Góc đã phải dựa vào thủy thủ thương mại để vận chuyển các nguồn cung cấp thiết yếu trong thời bình và thời chiến.

Ngay cả như vậy, mới đây MSC đã phải cho 17 tàu “nghỉ việc” trong năm nay, chiếm khoảng 6% lực lượng hậu cần chiến đấu của mình, vì tình trạng thiếu hụt thủy thủ.

Câu chuyện cũng dễ hiểu khi nước Mỹ từ lâu đã thuê ngoài phần lớn nhu cầu vận chuyển thương mại của mình cho khu vực tư nhân.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp Mỹ dựa vào các hãng vận tải có trụ sở tại các quốc gia như Đan Mạch, Pháp và Đức để vận hành và bảo dưỡng tàu treo cờ Mỹ thay vì sử dụng dịch vụ trong nước vì thiếu lao động.

Thậm chí khoảng 60 tàu trong số này được ghi danh vào chương trình của Cục Hàng hải Mỹ (USMA), trong đó chính phủ trả cho các hãng vận tải khoản trợ cấp hàng năm là 5,3 triệu USD mỗi tàu để đổi lấy những cam kết vận chuyển hàng hóa cho chính phủ và cung cấp tàu cho Bộ Quốc phòng Mỹ khi cần.

Sau 65 năm, giấc mơ bá chủ ngành hàng hải của Mỹ gặp khó, số thủy thủ giảm 5 lần, trả 120.000 USD cũng ít người làm- Ảnh 2.

Sợ cô đơn

“Chúng tôi cần nhiều người đi biển hơn và không có nhiều lao động đi biển trên thị trường Mỹ”, giám đốc điều hành Rodolphe Saadé của CMA CGM, công ty vận chuyển container lớn thứ ba thế g, cho biết sau khi gặp Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng.

Giám đốc Saadé cho hay công ty sẽ bổ sung 20 tàu container vào 10 tàu hiện đang hoạt động mang cờ Mỹ, thế nhưng doanh nghiệp này cần tới 1.000 thủy thủ để vận hành 20 tàu mới quanh năm.

Trên thực tế, tình trạng thiếu hụt thủy thủ tại Mỹ đã tồn tại trong nhiều năm khi lượng lao động mới không đủ bù đắp số thuyền viên nghỉ hưu.

Tổng giám đốc điều hành David Zimmermann của Hapag-Lloyd US Flag một trong những khó khăn hiện nay là thay đổi quan điểm của giới trẻ về ngành hàng hải.

Dù được trả lương cao nhưng sự cô đơn, mất kết nối với thế giới trong nhiều tháng vì Internet hạn chế khiến không nhiều bạn trẻ Mỹ hứng thú với nghề thủy thủ.

Nước Mỹ có bảy học viện hàng hải đào tạo khoảng 800 thủy thủ được cấp chứng nhận mỗi năm.

Tuy nhiên theo các giám đốc điều hành ngành vận tải biển và các quan chức học viện, rất nhiều thủy thủ tốt nghiệp không bao giờ ra khơi mà thay vào đó kiếm công việc trên đất liền.

Những người đi biển thường thấy rằng điều kiện làm việc khắc nghiệt, việc không cân bằng được giữa công việc và cuộc sống không bù đắp được lợi ích từ mức lương hậu hĩnh.

Trưởng khoa lập kế hoạch chiến lược và học thuật Graham Benton tại Học viện Hàng hải thuộc Đại học Bang California cho biết nhiều thủy thủ tốt nghiệp đã dành 5 năm rưỡi trên biển trước khi chuyển sang nghề nghiệp trên đất liền vì không chịu được sự cô đơn.

Sau 65 năm, giấc mơ bá chủ ngành hàng hải của Mỹ gặp khó, số thủy thủ giảm 5 lần, trả 120.000 USD cũng ít người làm- Ảnh 3.

“Đó là một nghề cô đơn. Rất nhiều học viên muốn quay trở lại đất liền vì nhu cầu lập gia đình”, ông Brenton thừa nhận.

“Việc xa nhà quá lâu và không được đón sinh nhật và ngày lễ là điều đặc biệt khó khăn đối với tôi. Phần lớn lớp tốt nghiệp của tôi không còn đi biển nữa”, anh Matt McMahon, thủy thủ đi biển từ năm 2013 nhưng bỏ nghề năm 2021 đồng quan điểm.

*Nguồn: WSJ

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật