spot_img
17 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhSiêu chu kỳ hàng hóa với thép đã kết thúc ở Trung...

Siêu chu kỳ hàng hóa với thép đã kết thúc ở Trung Quốc: Liệu có siêu chu kỳ nào khác thay thế?

Nhu cầu thép và quặng sắt của Trung Quốc cuối cùng đã đạt đỉnh nhưng chuyển đổi năng lượng sẽ tạo ra một siêu chu kỳ hàng hóa mới, được định hình bởi cạnh tranh địa chính trị.
Siêu chu kỳ hàng hóa với thép đã kết thúc ở Trung Quốc: Liệu có siêu chu kỳ nào khác thay thế?- Ảnh 1.

Xiao, một thương nhân ngành thép đến từ Vũ Hán (Trung Quốc), vừa thức dậy sau giấc ngủ ngắn tại bàn làm việc. Ông chợt ngẫm lại mình đã may mắn như thế nào khi sống sót qua một trong những đợt biến động kinh tế lớn nhất trong lịch sử gần đây.

Khoảng một nửa đối thủ cạnh tranh của ông tại khu công nghiệp này đã phá sản trong cuộc khủng hoảng nhà ở suốt 3 năm qua. Ngay tại khu đất này, sừng sững khối bê tông khổng lồ của một dự án bất động sản dang dở.

“Giá thép cây rớt thảm trong nửa đầu năm năm ngoái”, ông Xiao nói. Gói kích thích kinh tế mà chính phủ tung ra vào mùa thu vẫn chưa thể khôi phục hoạt động xây dựng bởi nhu cầu vẫn yếu.

Vũ Hán là cái nôi của ngành công nghiệp thép Trung Quốc. Trong vài thập kỷ gần đây, nó đã phát triển vượt bậc và trở thành ngành công nghiệp thép lớn nhất thế giới.

Nhu cầu thép của Trung Quốc rất lớn. Theo dữ liệu của chính phủ, lượng thép mà nước này tiêu thụ từ năm 2000-2020 gấp đôi so với Mỹ trong suốt thế kỷ 20.

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ồ ạt đã thúc đẩy một siêu chu kỳ hàng hóa khổng lồ. Nó khiến giá nguyên liệu thô như quặng sắt và than luyện thép tăng vọt, định hình lại ngành khai khoáng và năng lượng toàn cầu.

Nhưng siêu chu kỳ đó bắt đầu suy yếu trong đại dịch Covid-19 và giờ đây đã kết thúc. Năm ngoái, sản lượng thép của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong năm nay. Theo Macquarie, tiêu thụ quặng sắt giảm vào năm ngoái sau khi đạt đỉnh vào năm 2023.

Nhiều nhà kinh tế tranh luận khi nào thì nhu cầu của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh. Nhưng Tom Price, giám đốc chiến lược hàng hóa tại Panmure Liberum, nhận định: “Siêu chu kỳ hàng hóa của Trung Quốc chắc chắn đã kết thúc”.

Tính bình quân đầu người, mức tiêu thụ thép hàng năm của Trung Quốc đã vượt Mỹ và các nước phát triển khác. Làn sóng di cư đến các thành phố đang bắt đầu chậm lại.

Marcus Garvey, giám đốc chiến lược hàng hóa tại Macquarie Group, cho biết: “Ngành thép Trung Quốc đã đạt đỉnh. Về mặt cấu trúc, không có sự tăng trưởng thực tế về nhu cầu thép”. Garvay dự báo trong tương lai, sản lượng thép của Trung Quốc có thể dao động quanh mức hiện tại là 1 tỷ tấn mỗi năm và xuất khẩu bù đắp cho nhu cầu yếu trong nước.

“Đã có rất nhiều gói kích thích trong những năm qua giúp duy trì nhu cầu thép”, Campbell, nhà phân tích của CRU, cho biết. “Nhưng những gì chúng ta thấy hiện nay là họ đã đạt đến giới hạn đó”.

James Campbell, nhà phân tích về thép tại CRU, cho biết: “Chính phủ Trung Quốc đã tung rất nhiều gói kích thích trong những năm qua giúp duy trì nhu cầu thép. Nhưng những gì chúng ta thấy hiện nay là ngành thép đã đạt đến giới hạn”.

Nhiều nhà máy thép Trung Quốc đã chuyển sang xuất khẩu để bù đắp cho nhu cầu yếu trong nước. Năm ngoái, xuất khẩu thép của Trung Quốc đạt 111 triệu tấn, mức cao nhất trong 9 năm. Nhưng căng thẳng thương mại gia tăng khiến dư địa xuất khẩu có thể thu hẹp lại.

“Năm nay, lĩnh vực sản xuất sẽ vẫn là động lực chính thúc đẩy nhu cầu thép của Trung Quốc”, Vivian Yang từ MySteel, đơn vị cung cấp dữ liệu hàng hóa có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết. “Nhưng bất động sản vẫn sẽ là lực cản lớn”. Bà dự báo mức tiêu thụ thép của Trung Quốc sẽ giảm 2-3% trong năm nay sau khi giảm 3% vào năm ngoái.

Một số nhà máy thép đã phải đóng cửa hoàn toàn. Khoảng 50% nhà máy thép của Trung Quốc đang thua lỗ, theo khảo sát của MySteel trong tháng này.

Ngay cả khi các nhà máy thép đang gặp khó khăn, vẫn có những điểm sáng cho doanh nghiệp khai khoáng nói chung, đặc biệt là khai thác đồng. Kim loại này đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Gần Vũ Hán, tại thị trấn Hoàng Thạch, những công nhân sản xuất đồng đang bận rộn hơn bao giờ hết. Một nhân viên tại Huangshi – công ty sản xuất đồng lâu đời tại đây – cho biết: “Năm nay làm ăn tốt”.

Chuyển đổi năng lượng có nghĩa là sẽ có nhiều cáp điện, xe điện và trang trại năng lượng gió/mặt trời. Vì vậy, nhu cầu sẽ rất lớn. Nhu cầu đồng và lithium dự kiến sẽ lần lượt tăng 50% và gấp 7 lần vào năm 2040, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Chu kỳ mới không xoay quanh Trung Quốc, nhưng quốc gia này vẫn là một trong những động lực thúc đẩy. Trung Quốc vẫn là nước mua nhiều nguyên liệu thô lớn nhất thế giới. Sự thống trị của nước này trong vật liệu pin thậm chí còn lớn hơn khi chiếm 2/3 thị phần chế biến lithium và coban toàn cầu.

Trong khi đó, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang phủ bóng lên ngành kim loại. Sau khi Mỹ đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm vào ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, Bắc Kinh gần đây đã hạn chế xuất khẩu gali và germani vốn được sử dụng trong một số ứng dụng bán dẫn và quốc phòng.

“Tôi cho rằng cuộc chiến tiếp theo sẽ là cuộc chiến kim loại”, Hugo Schumann, một doanh nhân khai khoáng và giám đốc điều hành của EverMetal, cho biết. “Trung Quốc có sức mạnh quá lớn. Họ đã hợp nhất toàn bộ hoạt động sản xuất hạ nguồn của những kim loại này”. Có thể nói cuộc đua giành tài nguyên sẽ định hình kỷ nguyên mới cho hàng hóa.

Theo FT

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật