spot_img
16 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài Chính“Sợ nợ nần là một tâm lý tệ”: Trả lời 3 câu...

“Sợ nợ nần là một tâm lý tệ”: Trả lời 3 câu hỏi sau để biết bạn có nên vay tiêu dùng tín chấp

Nhu cầu vay tiêu dùng của người Việt dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ từ cuối năm 2024, nhờ vào đà phục hồi kinh tế, lãi suất ổn định và các chính sách tín dụng cởi mở.

Sợ nợ nần là một tâm lý tệ!

Trong podcast Tiền Không Tệ do Spiderum thực hiện cùng ngân hàng CIMB Việt Nam nhằm nâng cao tư duy quản lý, sử dụng tài chính cho người trẻ, ông Hoàng Nam Tiến – Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT đã có những chia sẻ cởi mở về tiền, đặc biệt là câu chuyện vay mượn của người trẻ hiện nay.

Ông Tiến cho rằng, tại Việt Nam vẫn còn một tư duy khá tệ là sinh viên vay tiền không có tài sản đảm bảo thì không đòi được tiền. “Nhưng tôi tin rằng, nếu có thể thống kê thì con số không trả được nợ sẽ không quá 5%”, ông nói và cho rằng những ngân hàng tử tế hoàn toàn đủ khả năng có những chương trình cho vay phù hợp với sinh viên.

Ông Hoàng Nam Tiến khẳng định: “Càng ngày các hệ thống ‘credit rating’ (xếp hạng tín dụng) và ‘credit scoring’ (điểm tín dụng) tốt hơn thì chúng ta có thể tạo điều cho các bạn trẻ ở nông thôn hay ở thành thị cũng vậy. Đừng vì 2 – 5% nợ xấu mà chúng ta bắt buộc họ phải thế chấp, kèm theo những điều kiện ngặt nghèo”.

“Sợ nợ nần là một tâm lý tệ”: Trả lời 3 câu hỏi sau để biết bạn có nên vay tiêu dùng tín chấp- Ảnh 1.

Hơn nữa, người Việt cần xoá đi tâm lý mắc nợ là một việc rất tệ. Vay nợ cũng là một động lực rất tốt để làm việc chăm chỉ, có thái độ lao động nghiêm túc hơn. Đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ, ông Tiến gợi mở ra câu hỏi: “Hãy tưởng tượng 10 năm sau, bạn sẽ là ai? Các bạn là giám đốc một doanh nghiệp, một nhà khoa học hay một người khởi nghiệp? Khi đó, các bạn sẽ có bao nhiêu tiền? Đi loại xe nào? Có gia đình ra sao? Tiếp theo hãy thực hiện “cuộc xuyên không” ngắn hơn ngay trong sáng ngày mai. Bạn sẽ làm gì khác so với hôm nay khi đã ý thức rõ về tương lai?”.

Khi có câu trả lời, bạn sẽ tự tin đưa ra những quyết định lớn như: vay 500 triệu để đầu tư vào một chiếc ô tô, giúp cải thiện hình ảnh và hỗ trợ công việc; bắt đầu trả góp cho ngôi nhà đầu tiên thay vì chờ đợi tích lũy đủ trong 5 năm nữa; hoặc đầu tư vào một dự án khởi nghiệp.

Tuy nhiên, vay mượn cũng cần bí quyết. Ông gợi ý, các bạn trẻ nên học về quản lý tài chính cá nhân, bởi đây là việc liên quan đến cả đời. Thế hệ Gen Z ngày nay tiêu tiền có phần phóng khoáng, thì việc học cách quản lý tài chính càng quan trọng.

Vay tiêu dùng như thế nào để tối ưu nhất?

Vậy nên vay khi nào? Khi vay cần chú ý điều gì để món vay trở thành động lực thay vì gánh nặng tài chính của các bạn trẻ? Những câu hỏi này được giải đáp chi tiết hơn tại số “Có nên vay tiêu dùng từ các công ty tài chính?” thuộc Series Tiền tài do Spiderum thực hiện, với sự đồng hành của CIMB.

“Sợ nợ nần là một tâm lý tệ”: Trả lời 3 câu hỏi sau để biết bạn có nên vay tiêu dùng tín chấp- Ảnh 2.

Nguồn ảnh: Freepik

Theo tác giả của Video, trước khi vay, bạn nên trả lời 3 câu hỏi để có thể tối ưu khoản vay và tránh dính vào các khoản nợ xấu không đáng có.

Nhu cầu vay của bạn là thực sự cần hay chỉ là ham muốn tức thời?

Trước khi mua sắm hay vay để mua sắm 1 món hàng, hãy tự hỏi bản thân xem liệu mình có thực sự cần nó hay không, thay vì chỉ quan tâm đến giá cả, hãy quan tâm đến giá trị mà nó có thể mang lại cho bạn. 

Ví dụ: nếu chiếc laptop của bạn vẫn đang dùng tốt, thì việc bỏ 1 tháng lương ra mua 1 chiếc laptop đời mới chỉ để trông hợp thời hơn có lẽ là hơi hoang phí. Tuy nhiên nếu chiếc laptop đó là công cụ để giúp bạn làm thêm công việc và kiếm thêm thu nhập, thì đó lại là 1 khoản đầu tư hợp lý.

Bạn sẽ thấy rằng, câu trả lời đúng nhất chỉ bạn mới biết được. Tuy nhiên, nếu bạn đã chịu ngồi xuống và suy nghĩ về vấn đề “cần hay chỉ là thích” này trước khi mua bất kỳ 1 món đồ nào, thì chắc chắn bạn sẽ loại bỏ được kha khá các trường hợp vung tay quá trán rồi đấy.

Khả năng trả nợ mỗi tháng của bạn là bao nhiêu?

Đây là yếu tố quan trọng nhất trước khi bạn sở hữu cho mình bất kỳ khoản nợ nào, đó chính là kế hoạch trả nợ. 

Nếu tính toán mỗi tháng để ra được 1 triệu tiền nhàn rỗi (sau khi thu nhập đã trừ hết các chi phí cần thiết), thì khoản trả góp hàng tháng của bạn chỉ nên thấp hơn hoặc bằng mức đó. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu được số tiền nhàn rỗi mà không phải chịu áp lực phải cắt giảm các khoản chi tiêu quan trọng khác, trong khi vẫn có thể tận hưởng lợi ích tiêu dùng từ sản phẩm mà bạn đang trả góp. 

Hãy nhớ, nếu để 1 khoản vay vượt quá khả năng chi trả, bạn rất có thể sẽ rơi vào tình trạng nợ nần và gặp rủi ro tài chính nghiêm trọng. Nợ xấu khiến hồ sơ vay của bạn bị ảnh hưởng, giảm uy tín cá nhân và có thể bị từ chối các dịch vụ tài chính sau này.

Có cách nào khác để mua món hàng đó không?

Chúng ta phải thừa nhận với nhau 1 điều rằng, lãi suất cho vay của các TCTD khá cao. Do đó nếu có 1 phương án nào giúp giảm chi phí lãi vay đó xuống, chúng ta sẽ nên ưu tiên phương án đó trước khi chọn cách vay tiêu dùng. 

Sau khi đã trả lời được 3 câu hỏi trên, nếu phương án vay tiêu dùng là lựa chọn tốt nhất, lúc này hãy chọn 1 sản phẩm phù hợp dựa trên các yếu tố như: Uy tín bên cho vay, Lãi suất cho vay, Các chi phí khác.

Trong đó, lãi suất cho vay là yếu tố được quan tâm nhất. Đặc biệt với các khoản vay tiêu dùng tín chấp, nhiều người sẽ e ngại lãi suất cao, gây ra gánh nặng trả nợ dài hạn.

Trên thị trường hiện nay, chênh lệch lãi suất cho vay tiêu dùng cũng không hề nhỏ, có thể chỉ từ 10%/năm, nhưng cũng có thể lên tới hơn 40%/năm. Mức lãi suất phụ thuộc vào khả năng cân đối chi phí của tổ chức tín dụng, điểm tín dụng của khách hàng, sản phẩm cho vay (vay mua xe, mua điện thoại, vay tiền mặt,…). Thông thường, lãi suất của các công ty tài chính sẽ cao hơn so với các ngân hàng.

“Sợ nợ nần là một tâm lý tệ”: Trả lời 3 câu hỏi sau để biết bạn có nên vay tiêu dùng tín chấp- Ảnh 3.

Nguồn ảnh: Freepik

Chẳng hạn, hiện Ngân hàng CIMB đang kết hợp với đối tác F88 để cung cấp các khoản vay tiêu dùng đảm bảo tính an toàn và bảo mật thông tin của khách hàng vay. Với mức lãi suất thấp chỉ 0.96%/tháng, thời gian phê duyệt hồ sơ và giải ngân nhanh chóng, hạn mức vay lên đến 300 triệu và thời hạn vay lên đến 36 tháng; nhờ đó mà sản phẩm vay tiêu dùng của CIMB rất phù hợp với xu thế tiêu dùng nhanh hiện nay cũng như dành được nhiều sự yêu thích từ các khách hàng trẻ.

Lưu ý: Các con số trên được cập nhật từ 25/12/2024 và có thể thay đổi theo thời gian, do đó để cập nhật thông tin mới nhất và các thông tin về sản phẩm thì bạn hãy xem trực tiếp trên website của CIMB.

Nhìn chung, câu trả lời cho câu hỏi “Có nên vay tiêu dùng ở ngân hàng, công ty tài chính hay không” phụ thuộc vào nhu cầu và kế hoạch tài chính của mỗi người. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, nếu vay tiền dùng cho các khoản chi tiêu có ích, lựa chọn gói vay phù hợp với mức thu nhập thì lợi ích mang lại rất lớn. Nếu lãi suất 10% nhưng bạn có thể tạo ra lợi nhuận 20% trong tương lai, thì mức lãi suất đó không cao. Nhưng nếu lãi suất chỉ 5% mà bạn không tạo ra được giá trị gì thì đó lại là mức lãi suất rất cao.

Nội dung bài viết được thực hiện dựa trên series podcast Tiền Không Tệ, một sản phẩm hợp tác của Spiderum và CIMB

Xem thêm về podcast Tiền Không Tệ EP 2 “Sợ Nợ Nần Là Một Tâm Lý Tệ” tại: https://www.youtube.com/watch?v=yKo24cz_sC8

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật