spot_img
28.8 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhSự nổi lên của BRICS khiến một loại tài sản dự trữ...

Sự nổi lên của BRICS khiến một loại tài sản dự trữ chiến lược trở thành "mỏ neo" của sự ổn định

BRICS đang ngày càng tạo ra nhiều tác động với kinh tế toàn cầu.

BRICS là khối các quốc gia có nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, được thành lập với mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế, chính trị và tạo ra một trật tự thế giới đa cực, công bằng hơn.

“Các thành viên của BRICS không chỉ chiếm 1/3 diện tích đất liền trên Trái Đất và gần một nửa dân số thế giới, mà còn chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu. Tổng GDP của BRICS tính theo sức mua đạt 77.000 tỷ USD, vượt xa con số 57.000 tỷ USD của G7” – Tổng thống Putin phát biểu qua video tại phiên họp toàn thể của hội nghị ngày 6/7 vừa qua. Sự khẳng định này một lần nữa nhấn mạnh tiềm năng và năng lực của khối BRICS, nơi mà các quốc gia thành viên đang chia nhau nắm giữ tương lai của nền kinh tế toàn cầu.

Thay đổi cán cân kinh tế

Sức hấp dẫn của BRICS ngày càng tăng, thể hiện qua làn sóng mở rộng thành viên mang tính lịch sử. Đầu năm 2024, khối đã kết nạp thêm bốn thành viên mới: Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), tiếp theo đó, Indonesia cũng đã gia nhập vào năm 2025. Nhiều quốc gia khác từ châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á như Ả Rập Xê Út, Thái Lan, Malaysia, và Venezuela cũng đã bày tỏ sự quan tâm hoặc nộp đơn xin gia nhập.

Sự mở rộng này, được gọi là BRICS+, không chỉ củng cố sức mạnh kinh tế của khối mà còn khuếch đại tiếng nói chính trị, biến BRICS thành một nền tảng thách thức trật tự thế giới đơn cực.

Bất kỳ một công trình nào muốn đứng vững cũng cần một nền móng vững chắc, và tại BRICS, nền móng đó chính là lượng tài nguyên dồi dào, đủ sức chi phối và điều tiết nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu.

Theo báo cáo được phát hành vào ngày 30/5/2024 tại Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chiến lược của Pháp (IRIS), với sự tham gia của Ả Rập Xê Út, UAE và Iran, khối này hiện kiểm soát khoảng 43% sản lượng dầu thô toàn cầu và gần 50% trữ lượng đã được chứng minh. Tương tự, trong lĩnh vực khí đốt tự nhiên, các thành viên của BRICS+ chiếm khoảng 37% sản lượng khai thác và 55% trữ lượng toàn cầu.

Không chỉ năng lượng, lĩnh vực khoáng sản công nghiệp cũng chịu tác động lớn từ các quốc gia thành viên của BRICS+. Các thành viên như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga là những nhà sản xuất quặng sắt hàng đầu, nguyên liệu chính cho ngành thép, chiếm tới 73,5% sản lượng toàn cầu.

Quyền lực của BRICS+ không chỉ giới hạn ở năng lượng và khoáng sản. Khối này cũng là một siêu cường lương thực, chiếm 42% sản lượng lương thực toàn cầu, bao gồm các mặt hàng chủ lực như 52% sản lượng gạo và 46% sản lượng đậu nành của thế giới.

Sự nổi lên của BRICS khiến một loại tài sản dự trữ chiến lược trở thành "mỏ neo" của sự ổn định- Ảnh 1.

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS). Ảnh: BFA

Việc kiểm soát các nguồn tài nguyên thô và an ninh lương thực đã giúp cho BRICS+ sở hữu trong tay “quyền lực mềm”, giúp chống lại các hành động mang tính “vũ khí hóa” tài chính của các đối tác kém thân thiện.

Quan trọng hơn, với việc sở hữu trong tay khối lượng tài nguyên lớn, BRICS đang tích cực xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tự củng cố. Thương mại nội khối đã tăng 56% trong giai đoạn 2017-2022, tạo ra một thị trường nội bộ mạnh mẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào các nền kinh tế khác. Hệ sinh thái khép kín này củng cố lý do cho việc phát triển các hệ thống thanh toán và tài chính thay thế, từ đó thúc đẩy xu hướng toàn cầu hóa, đa phương hóa đúng với tôn chỉ của khối.

Tài sản dự trữ chiến lược

Và trong nỗ lực xây dựng một trật tự tài chính mới, một loại tài sản chiến lược nổi nên, trở thành một mỏ neo hữu hình để bảo vệ sự ổn định của trật tự mới đó chính là kim loại quý như vàng và bạc. Động thái tích lũy vàng và sau đó là bạc của các quốc gia BRICS không chỉ là một hành động đa dạng hóa dự trữ ngoại hối đơn thuần, nó còn mang trong mình thông điệp về một xu hướng mới: “Phi Đô-la hóa”.

Trong những năm gần đây, xu hướng phi đô-la hóa càng trở nên rõ ràng hơn trong khối, khi mà các ngân hàng trung ương của khối BRICS đã trở thành những người mua vàng lớn nhất thế giới. Dẫn đầu là Trung Quốc và Nga, hai quốc gia này chiếm hơn 74% tổng dự trữ vàng của BRICS.

Chỉ riêng tại Trung Quốc, theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, trong tháng 5, ngân hàng này đã bổ sung vào kho dự trữ hơn 2 tấn vàng, nâng tổng khối lượng dự trữ vàng của quốc gia này lên gần 2.300 tấn vàng. Tính đến giữa năm 2024, các quốc gia BRICS nắm giữ khoảng 20% tổng dự trữ vàng chính thức của thế giới và con số này tiếp tục tăng trong giai đoạn cuối năm 2024, đầu năm 2025 vừa qua.

Không chỉ vàng, bạc cũng đang trở thành một tài sản dự trữ chiến lược khi mà trong dự thảo ngân sách liên bang giai đoạn 2025-2027, Nga đã phân bổ một khoản tiền đáng kể – 51,5 tỷ rúp (khoảng 535 triệu USD) – để mua các kim loại quý, và lần đầu tiên, bạc được nêu tên một cách rõ ràng bên cạnh vàng, bạch kim và paladi để bổ sung vào dự trữ nhà nước.

Sự nổi lên của BRICS khiến một loại tài sản dự trữ chiến lược trở thành "mỏ neo" của sự ổn định- Ảnh 2.

Điều này đang cho thấy hành động của các thành viên BRICS không hề đơn lẻ mà mang tính đồng bộ cao trong nỗ lực khẳng định vị thế quốc gia và của khối. Và mới đây, tại Hội nghị BRICS lần thứ 17 sáu trọng tâm chiến lược trong hợp tác của Nhóm được nêu ra, bao gồm: Y tế toàn cầu; thương mại, đầu tư và tài chính; biến đổi khí hậu; quản trị trí tuệ nhân tạo (AI); cấu trúc an ninh và hòa bình; và phát triển thể chế BRICS.

Với việc thúc đẩy hơn nữa quá trình “xanh hóa” giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ngăn chặn các biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó là phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ cao, ứng dụng AI trong đa lĩnh vực, bạc được nhiều chuyên gia kỳ vọng sẽ trở thành kim loại của tương lai, đóng góp vai trò lớn trong việc chuyển đổi năng lượng xanh.

Chỉ tính riêng tại Trung Quốc, nhu cầu bạc trong năm 2024 đã vượt 9.400 tấn bạc, gấp gần 3 lần so với khối lượng mà quốc gia này có thể tự khai thác. Trong đó, hơn 90% khối lượng bạc được sử dụng tại quốc gia tỷ dân được sử dụng cho công nghiệp đang cho thấy nhu cầu khổng lồ tại chỉ một quốc gia thành viên của BRICS.

Với việc có thể kết nạp thêm các quốc gia Mỹ Latinh, nguồn cung bạc có thể được bổ sung vào một trong những tài nguyên khối BRICS+ có thể kiểm soát và dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu. Điều này thúc đẩy nhu cầu tích trữ bạc trên toàn cầu với Nga là một điểm xúc tác đầy mới mẻ.

Philip Streible – Chiến lược gia thị trường tại Blue Line Futures, cho rằng giá bạc có khả năng tăng vọt lên mức 60 đến 80 USD/ounce, mức tăng 122% so với mức giá hiện tại. Không chỉ Streible, Theo Robert Kiyosaki, tác giả bộ sách nổi tiếng: “Cha giàu, cha nghèo” cũng cùng quan điểm khi cho rằng, giá bạc có thể đạt mức 100 USD/ounce trong tương lai với những xúc tác từ nguồn cung thiếu hụt và giá trị nội tại không thể thay thế của bạc.

Tại Việt Nam, kể từ đầu tháng 8/2024, giá bạc thỏi trong nước đã tăng gần 50% đem lại cơ hội đầu tư hiệu quả và đầy triển vọng trong tương lai.

Nguồn: Tổng hợp

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật