spot_img
21 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhThủ lĩnh OPEC mất quyền lực 'hô mưa gọi gió' trên thị...

Thủ lĩnh OPEC mất quyền lực 'hô mưa gọi gió' trên thị trường dầu: Một đối thủ sừng sỏ đang trỗi dậy, các thành viên liên tục bất đồng, có nước tuyên bố rời khối

Sức ảnh hưởng của Ả Rập Xê Út, vốn được coi là thủ lĩnh của OPEC, với khối này từ lâu đã cho thấy khả năng “thống trị” của nước này trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Song, thời hoàng kim dường như đã qua.

“Đại gia” dầu mỏ hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch duy trì giá dầu ở mức cao. Giá dầu cao sẽ giúp nước này thực hiện các khoản chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, bao gồm các dự án 1 nghìn tỷ USD nhằm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu mỏ. Diễn biến này cũng gây áp lực đến giá xăng nói chung và góp phần tạo rủi ro lạm phát tăng trở lại trên toàn cầu.

Tuy nhiên, các thành viên của OPEC đang có sự bất đồng ngày càng lớn. Họ muốn thúc đẩy việc sản xuất nhiều dầu hơn để tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn, một phần do rủi ro cạnh tranh ngày càng lớn từ các công ty dầu đá phiến của Mỹ, nhất là sau khi ông Trump lên nhậm chức.

Trong bối cảnh đó, Riyadh đứng trước những lựa chọn khó khăn, duy trì giá dầu cao hay cạnh tranh để lấy lại thị phần. Dường như, Ả Rập Xê Út không muốn lặp lại một cuộc chiến giá dầu. Giới chức nước này cho biết họ có thể vẫn cắt giảm sản lượng dầu, tiếp tục trì hoãn các kế hoạch “mở van”.

Ngược lại, một nhà sản xuất lớn khác, UAE, đã tăng sản lượng dầu từ tháng 1. Iraq và Kazakhstan cũng đang vận động OPEC+ để sản xuất thêm dầu, điều này sẽ đưa nguồn cung tăng lên và có khả năng đẩy giá xuống.

Vào năm 2014 và 2020, Ả Rập Xê Út đã nỗ lực chống lại sự cạnh tranh với các công ty dầu đá phiến của Mỹ khi kích hoạt một cuộc chiến giá dầu nhưng không thể kiềm chế sản lượng của Mỹ. Lần này, Ả Rập Xê Út trở nên thận trọng hơn và chưa có động thái mạnh tay trước khi ông Trump phát tín hiệu về kỳ vọng của ông với giá dầu.

Sản lượng dầu thô của Mỹ đã phần nào khiến nguồn cung ra toàn cầu của OPEC+ xuống mức thấp nhất kể từ khi khối này được thành lập vào năm 2016. Việc liên minh này cắt giảm sản lượng, do Ả Rập Xê Út thúc đẩy, đã khiến các thành viên không hài lòng.

Jorge León, một nhà phân tích của Rystad Energy, người từng làm việc cho OPEC, nhận định: “Việc trở thành một phần của liên minh này khi thị trường đang phát triển rất dễ dàng. Nhưng không ai muốn tham gia vào một tổ chức đang cắt giảm sản lượng.”

Kết quả là, OPEC+ đã “đánh mất” phần nào tiềm lực về địa chính trị ở Washington. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Tài nguyên Năng lượng, Geoffrey Pyatt, cho biết quyền lực trên thị trường của liên minh này đang “thấp hơn”, khi các nhà sản xuất dầu ở những nơi khác, như Brazil, Canada và Guyana, đang liên tục “bơm” dầu.

Các chuyên gia theo dõi OPEC nhận định sự thay đổi về quyền lực đang làm suy yếu khả năng của Ả Rập Xê Út trong việc thống nhất quan điểm của các thành viên hay thu hút thêm các thành viên mới.

Sự căng thẳng này trở nên rõ ràng hơn, khi tuần trước, đại biểu của Iran tại OPEC+ đưa ra bình luận rằng, chính sách duy trì giá dầu cao của Ả Rập Xê Út là “một thất bại”, và phần nào là nguyên nhân thúc đẩy Mỹ và các nhà sản xuất khác “bơm” nhiều dầu hơn. Người này lưu ý rằng, Angola đã rời khỏi OPEC và dự báo các quốc gia khác có thể đưa ra bước đi tương tự do chính sách này.

Chỉ mới 2 năm trước, khi giá dầu cao hơn 100 USD/thùng, Tổng thống Biden đã thuyết phục Ả Rập Xê Út tăng sản lượng. Ngoài ra, một số nhà đầu tư Phố Wall đã dự đoán giá dầu sẽ tăng trong thời gian dài do sự bùng nổ của hàng hoá Trung Quốc.

Còn hiện tại, khi giá dầu dao động dưới 75 USD/thùng, OPEC+ đang phải đối diện với việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm và tiêu thụ ít nhiên liệu. Thay vì tăng sản lượng từ tháng 1 như kế hoạch, khối này nên chờ đến cuối quý I và khi nhu cầu của Trung Quốc hồi phục, theo một đại biểu OPEC.

Các nhà phân tích nội bộ của OPEC đã cắt giảm ước tính tăng tưởng nhu cầu trong năm nay và năm sau trong 4 tháng liên tiếp. Song, kỳ vọng này đang khiến uy tín của khối sụt giảm về khả năng dự báo chính xác xu hướng của thị trường.

Còn IAE dự báo nguồn cung toàn cầu sẽ vượt hơn 1 triệu thùng dầu/ngày trong năm tới nếu OPEC không cắt giảm sản lượng.

Một số thành viên của OPEC+ lo ngại rằng cam kết thúc đẩy sản lượng dầu đá phiến của ông Trump có thể khiến giá dầu xuống thấp hơn. Giới chức liên bang dự đoán sản lượng của Mỹ sẽ đạt 13,2 triệu thùng/ngày trong năm nay, cao hơn 47% so với sản lượng tháng 10 của Ả Rập Xê Út, và lên 13,5 triệu thùng/ngày vào năm sau.

Một số nhà phân tích nhận định, chiến lược của Ả Rập Xê Út trong việc duy trì giá dầu ở mức cao “không khác gì canh bạc dài hạn khi chờ đến thời điểm dầu đá phiến của Mỹ đạt đỉnh trong những năm tới”.

Trong khi đó, việc duy trì quan điểm thống nhất trong OPEC+ là điều quan trọng “để duy trì khối này hoạt động trong giai đoạn giá dầu có thể ở mức thấp”, theo Karen Young, học giả nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia.

Tham khảo WSJ

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật