spot_img
25.3 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhThuế quan Mỹ - Trung Quốc sẽ ra sao sau 90 ngày...

Thuế quan Mỹ – Trung Quốc sẽ ra sao sau 90 ngày đình chiến?

Mỹ và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận về việc tạm dừng tăng thuế trong 90 ngày và giảm đáng kể mức thuế quan.

Bước đột phá trong cuộc đàm phán thương mại gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc làm giảm bớt căng thẳng đối với cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Donald Trump phát động kể từ khi ông quay trở lại nắm quyền Nhà trắng.

Theo tuyên bố chung được hai nước công bố, Mỹ và Trung Quốc đồng ý dỡ bỏ mạnh mẽ thuế quan đối với hàng hóa của nhau trong thời hạn 90 ngày đầu tiên, đây là diễn biến bất ngờ giúp vực dậy thị trường toàn cầu.

Thuế quan Mỹ - Trung Quốc sẽ ra sao sau 90 ngày đình chiến?- Ảnh 1.

Mỹ và Trung Quốc quyết định đình chiến thuế quan trong 90 ngày. (Ảnh: SCMP)

Trung Quốc và Mỹ đã nói gì?

Trong những tuần gần đây, ông Trump nhiều lần tuyên bố các cuộc đàm phán thuế quan với Trung Quốc đang diễn ra, nhưng nhiều quan chức Bắc Kinh lại phủ nhận và cho biết không có cuộc đàm phán nào trước cuộc họp ở Geneva, Thuỵ Sĩ.

Ngày 2/4, Mỹ áp đặt “thuế quan đối ứng” 34% đối với hàng hóa Trung Quốc, ngoài mức thuế 20% mà ông Trump áp đặt trước đó đối với sản phẩm của quốc gia này kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ hiện tại.

Những mức thuế trước đó được thúc đẩy bởi lời lẽ của ông Trump rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng fentanyl tàn phá hàng nghìn sinh mạng của người Mỹ và dẫn đến một số người chết ở quốc gia này.

Tuy nhiên, trên thực tế vào ngày 2/4, hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế ở mức 54%. Bắc Kinh lập tức đáp trả bằng cách áp mức thuế 34% đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ. Cuối cùng, Mỹ áp thuế 145% đối với Trung Quốc, trong khi Trung Quốc áp thuế 125% đối với Mỹ.

Phải đến buổi họp báo diễn ra vào hôm 12/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Jamieson Greer mới tuyên bố Mỹ và Trung Quốc cam kết thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đình chỉ hoặc gỡ bỏ biện pháp trả đũa phi thuế quan trước ngày 14/5.

Cụ thể, Mỹ giảm thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc giảm thuế đối với Mỹ từ 125% xuống 10%.

Mỹ và Trung Quốc đều nhấn mạnh họ nhận ra tầm quan trọng của “mối quan hệ kinh tế và thương mại song phương” cũng như tầm quan trọng của “mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài cùng có lợi”.

Thông báo này được đưa ra sau một tuần đàm phán thương mại căng thẳng tại Geneva, Thụy Sĩ giữa các quan chức từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tất cả lệnh đình chỉ thuế quan chỉ diễn ra trong 90 ngày và việc gia hạn sẽ tùy thuộc vào những cuộc đàm phán thương mại rộng lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian tới.

Toan tính của hai bên

Mỹ và Trung Quốc đều đồng ý thiết lập cơ chế để tiếp tục thảo luận về quan hệ thương mại giữa hai nước. Giáo sư Carlos Lopes tại trường Quản trị Công Mandela thuộc Đại học Cape Town nhấn mạnh: “Động thái này phản ánh sự rút lui của Mỹ, chứ không phải sự thay đổi thực sự trong quỹ đạo rộng lớn hơn đối với mối quan hệ Mỹ – Trung”.

Tờ Al Jazeera dẫn lời nguồn tin khác thông tin thêm việc thỏa thuận đình chiến thuế quan cho thấy Trung Quốc giữ vững lập trường của mình, buộc Mỹ phải điều chỉnh cách tiếp cận.

Ông Carlos Lopes – chuyên gia về lĩnh vực thương mại quốc tế và Trung Quốc cũng cho rằng thuế quan làm tăng giá đối với người tiêu dùng Mỹ và làm suy yếu nhiều lĩnh vực sản xuất quan trọng, đặc biệt là những ngành phụ thuộc vào hàng hóa trung gian của Trung Quốc.

“Dù có quy mô lớn, nhưng nền kinh tế Mỹ không thể cô lập khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu mà không thể chịu thiệt hại về tài sản thế chấp. Hơn nữa, Tổng thống Trump thể hiện sức mạnh thông qua đàm phán, nhưng mặc cả mà không có cấu trúc hoặc một kết cục rõ ràng cuối cùng bộc lộ điểm yếu. Đình chiến thuế quan phơi bày điều đó “, ông Lopes nói.

Theo ông Lopes, Fentanyl và vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng opioid chưa bao giờ là yếu tố chính đằng sau chính sách thuế quan của ông Trump đối với Bắc Kinh.

Nhà phân tích Chatham House tiết lộ thêm: “Fentanyl không phải là yêu tố cơ bản của quyết định thuế quan. Nó đóng vai trò như vấn đề mang tính biểu tượng cho thông điệp chính trị, đặc biệt là đối với người dân trong nước. Vấn đề cốt lõi ở đây là sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng, mối quan tâm về lạm phát và tính toán bầu cử, không phải chính sách ma túy”.

Thuế quan Mỹ - Trung Quốc sẽ ra sao sau 90 ngày đình chiến?- Ảnh 2.

Đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer (trái) và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent (phải) trong cuộc họp báo thông tin về đàm phán thương mại Mỹ – Trung. (Ảnh: Getty)

Nhiều chuyên gia khác đồng ý việc tạm dừng là tin tốt cho công ty và người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Mỹ đã hoàn toàn thoát khỏi khó khăn.

Nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Mercatus thuộc Đại học George Mason, ông Veronique de Rugy nhấn mạnh: ” Đó vẫn là sự gia tăng thuế đáng kể đối với người tiêu dùng Mỹ. Chúng tôi vẫn đang ở một vị trí tồi tệ hơn trước đây”.

Thác thức trong thương chiến Mỹ – Trung

Từ lâu, Mỹ và Trung Quốc đã cạnh tranh để giành ưu thế kinh tế và dựa vào nhau với tư cách là đối tác thương mại lớn.

Theo Đài quan sát về kinh tế (OEC), Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, chiếm 12,9% tỷ lệ xuất khẩu trong năm 2023. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Mỹ, sau Canada và Mexico. Vào năm 2023, hàng hóa Trung Quốc chiếm 14,8% tổng lượng nhập khẩu của Mỹ.

Trung Quốc cung cấp cho người tiêu dùng Mỹ nhiều sản phẩm giá cả phải chăng và cho phép các công ty Mỹ kiếm về hàng tỷ USD từ doanh số bán hàng ở Bắc Kinh.

Ngược lại, Trung Quốc đạt hàng tỷ USD xuất khẩu và hàng triệu việc làm từ mối quan hệ thương mại này. Nhiều nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính Mỹ Goldman Sachs ước tính nếu Mỹ tiếp tục cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ có tới 16 triệu việc làm ở Trung Quốc có thể gặp rủi ro.

Nhưng ở Mỹ cũng có những lời kêu gọi ngày càng gia tăng về việc đánh giá lại mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump cũng tiến hành “cuộc chiến thương mại” khác với Trung Quốc, tìm cách cân bằng thâm hụt thương mại mà Washington có với Bắc Kinh.

Năm 2024, Mỹ có thâm hụt thương mại trị giá 295,4 tỷ USD với Trung Quốc, thâm hụt thương mại lớn nhất so với những đối tác thương mại khác.

Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc liên tục lập luận cuộc chiến thương mại không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai. Cựu Tổng thống Joe Biden cũng tiếp tục duy trì và bổ sung chính sách thuế dưới thời chính quyền cũ.

Những lo ngại khác về mối quan hệ thương mại cũng được các nhà phân tích chú trọng, bao gồm những lo ngại về việc mất việc làm trong ngành sản xuất ở Mỹ và lo ngại về hoạt động gián điệp, trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc.

Do đó, chính quyền kế tiếp của Mỹ phải tăng cường giám sát xuất khẩu sang Trung Quốc để ngăn chặn công nghệ nhạy cảm của Mỹ đến tay quân đội Trung Quốc.

Vào năm 2018, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật cho phép Tổng thống kiểm soát hoạt động xuất khẩu của Mỹ. Trong đó, Trung Quốc được nhiều người xem là mục tiêu chính của luật này.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật